Không làm việc này khi đi xin việc có thể khiến bạn thất thoát số tiền lên tới 750.000 USD chỉ vì một lý do
Các ứng cử viên đi xin việc nói chung đều thiếu tự tin một cách trầm trọng.
- 21-12-2018Này bạn trẻ, muốn thành công hãy cống hiến, đừng khôn lỏi kiểu: "Tôi có được gì không, làm nhiều thì lương cũng vậy"
- 20-12-2018Muốn lương tăng, không khó: Chỉ cần tuân thủ 20 "điều mà ai cũng biết" này, không những nhiều tiền hơn mà còn được trọng dụng!
Thị trường lao động đang nóng hơn bao giờ hết, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 3,7% - thấp nhất trong thập kỷ vừa qua – nhưng hầu hết mọi người khi đi xin việc đều ngại lên tiếng vì lợi ích của chính mình. Và điều này có thể khiến bạn vuột mất số tiền lên đến hàng trăm nghìn đô la Mỹ trong suốt sự nghiệp của mình.
64% các ứng cử viên xin việc gật đầu đồng ý với mức lương nhà tuyển dụng đưa ra mà không hề suy nghĩ. Việc này không chỉ xảy ra với những lao động trẻ thiếu kinh nghiệm. Theo một khảo sát tại Mỹ, gần 60% các ứng viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong độ tuổi từ 45 đến 54 thừa nhận rằng họ hiếm khi mặc cả về vấn đề lương thưởng với công ty tuyển dụng.
Gật đầu đồng ý với mức lương thấp chứng tỏ bạn không coi trọng năng lực bản thân. Glassdoor, một website tuyển dụng, sau khi phân tích dữ liệu người sử dụng trang web, đưa ra kết quả rằng trung bình một người lao động Mỹ bị trả lương thấp hơn năng lực khoảng 7.528 USD. Hơn thế nữa, theo một khảo sát khác, những người thẳng thắn về lương thưởng với nhà tuyển dụng có thể có thu nhập cao hơn những người im lặng khoảng 5.000 USD.
Tính cả các yếu tố như lạm phát, cơ hội thăng tiến liên quan đến lương khởi điểm, nếu bạn ngại thương thảo với nhà tuyển dụng về lợi ích của mình, bạn sẽ không chỉ mất 5.000 USD thôi đâu.
Chính vì vậy, làm sao để thương thuyết lương thưởng thành công là một câu hỏi lớn cho bất kỳ người xin việc nào. Ví dụ, một người mặc cả thành công tiền lương từ 40.000 USD lên thành 45.000 USD, với chu trình tăng lương đều đặn 5% mỗi năm, trong 45 năm sự nghiệp có thể kiếm được khoảng 750.000 USD. Còn nếu họ im lặng và chấp nhận mức lương ban đầu? Họ có nằm mơ cũng không có được số tiền đó.
Khá kỳ lạ là, yếu tố khiến hầu hết các ứng viên rụt rè trong vấn đề lương thưởng lại chính là áp lực tài chính. Cứ 10 ứng viên lại có 4 người thừa nhận rằng việc thiếu tiền thôi thúc họ nhận việc ngay lập tức dù lương có được trả bất công đến mức nào. Họ sợ rằng thẳng thắn quá về những vấn đề như thế có thể khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn tiêu cực về họ và điều này khiến họ bất an.
“Ngược lại, thương thuyết không hề có ảnh hưởng gì đến quyết định tuyển dụng sau cùng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng viên dám lên tiếng các vấn đề liên quan đến quyền lợi bởi việc này chứng tỏ họ là những người tự tin và hiểu rõ năng lực của bản thân”, theo Julia Pollak, chuyên viên nghiên cứu thị trường lao động, “Tất nhiên, yêu cầu của bạn với nhà tuyển dụng phải thỏa đáng. Cho người tuyển dụng thấy bạn có kỹ năng gì xứng đáng với mức lương bạn yêu cầu”.
Trên thực tế, phản ứng của các công ty về vấn đề lương thưởng là khác nhau nhưng vẫn có vô vàn tip hiệu quả giúp bạn “đòi hỏi” một cách chuyên nghiệp và lịch sự. Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là bạn có quyền được xin tăng lương. Hầu hết các cuộc thương thuyết thất bại đều vì lý do ứng cử viên không hiểu rõ quyền lợi của mình.
Trong cuộc Đại khủng hoảng, nhà tuyển dụng là người nắm đằng chuôi quyết định lương thưởng của bạn. Nhưng ngày nay, người lao động có tiếng nói lớn hơn thế. Họ có thể lên tiếng về những thứ đi ngược với lợi ích của họ. Thị trường lao động mở càng nâng cao vị thế trong thương thuyết của người lao động.
Các ứng viên tài năng luôn nhìn vào chính sách đãi ngộ của công ty để quyết định xem mình sẽ làm việc ở đâu và lương là yếu tố đầu tiên họ soi xét. Các công ty muốn thu hút và giữ chân nhân tài phải coi trọng các yếu tố nói trên. Sau cùng, lương thấp chiếm tỷ lệ 40% trong vô vàn lý do khiến một người bỏ việc.
Hãy nhớ rằng: “Người lao động có nhiều quyền lực hơn là họ tưởng”. Vì vậy, lần sau đi phỏng vấn xin việc, đừng ngại mà mặc cả lương của mình nhé!
CNBC