Không lâu nữa, những nước lớn sẽ bị các nền kinh tế nhỏ vượt mặt về ứng dụng công nghệ
Theo hãng tin Bloomberg, những nền kinh tế lớn trên thế giới có thể bị những quốc gia nhỏ vượt mặt trong cuộc đua kỹ thuật số.
- 12-07-2017Những cuộc cách mạng công nghệ phi thường đến từ gã bán sách đáng sợ nhất thế giới
- 11-07-2017Nguy cơ ở trung tâm công nghệ châu Á: Sau cơn sốt startup là bong bóng "vườn ươm khởi nghiệp"
- 06-07-2017Hành trình từ cô gái lập dị đến nữ tỷ phú tự thân kín tiếng giàu có nhất ngành công nghệ nước Mỹ
- 04-07-2017Tỷ phú công nghệ kiếm thêm 5 tỷ USD trong 2 ngày
- 04-07-2017Amazon, Apple, Google và nhiều công ty công nghệ cùng có giá cổ phiếu là 123,47 USD, bí ẩn khó hiểu vừa xảy ra đêm qua
Số liệu của Master Card cho thấy những nước Bắc Âu, Thụy Sĩ, Hàn Quốc đang có sự phát triển công nghệ vượt bậc và đã vượt Mỹ hay Nhật tại một số mảng. Trong khi đó, các nước New Zealand, Singapore và UAE cũng đang tăng tốc phát triển nền công nghệ của họ.
Báo cáo này của Master Card bao gồm khoảng 170 chỉ số, từ tốc độ Internet cho điện thoại di động đến những quy định về quyền sở hữu trí tuệ, tựu chung lại thành chỉ cố Digital Evolution Index (DEI).
Những năm gần đây, New Zealand đã quảng bá hình ảnh một đất nước an toàn, thân thiện với các doanh nghiệp công nghệ cũng như có sự ổn định về chính trị. Trong khi đó, Estonia cũng đang tích cực đưa hết các dịch vụ công lên Internet để thực hành trực tuyến. Nước Anh cũng không chịu kém cạnh khi thúc đẩy nhiều công ty công nghệ cũng như cố gắng hoàn thành khung quy định hoạt động cho nền kinh tế chia sẻ.
Theo các chuyên gia, những thị trường nhỏ có lợi thế hơn rất nhiều so với các nền kinh tế lớn khi họ có tốn ít thời gian và công sức hơn để chuyển hóa, áp dụng kỹ thuật vào cuộc sống. Nguyên nhân rất đơn giản là lượng người tham gia càng ít thì càng tốn ít thời gian hơn.
Hiện Mỹ cũng đang đổ tiền vào các startup và công nghệ nhưng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tại nhiều khu vực đã xuống cấp. Trong khi đó, diện tích rộng lớn của nhiều vùng nông thôn khiến việc triển khai dịch vụ Internet còn khó khăn. Chính phủ Mỹ dự tính sẽ còn phải chi tới 25 tỷ USD trong 10 năm tới để có thể phủ sóng và nâng cấp Internet tại tất cả những vùng này.
Trái ngược lại, sự phát triển mạnh mẽ của truy cập Internet băng thông rộng tại Na Uy và Phần Lan đã giúp chỉ số ứng dụng công nghệ của 2 nước này đứng đầu trong bảng xếp hạng. Dẫu vậy, sự bùng nổ của khoa học công nghệ có thể sẽ khiến những ưu thế này mất dần trong tương lai.
Báo cáo của Master Card cũng chỉ ra các biến động về địa chính trị, cấm vận của Phương Tây không khiến ngành công nghệ của Nga, Ả Rập Xê Út hay Thổ Nhĩ Kỳ thụt lùi khi điện thoại di động và mạng xã hội vẫn được sử dụng phổ biến tại các nước trên.
Tại Châu Á, Trung Quốc cùng một số nước Đông Nam Á cũng không chịu kém cạnh khi phát triển nhiều công nghệ dịch vụ thậm chí đi trước cả Phương Tây.