Không mấy công ty có thể áp dụng trí tuệ nhân tạo lên TV tài tình như Samsung
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì có nhiều, nhưng thực sự có ích như trên TV Samsung thì lại là chuyện rất hiếm hoi.
Trí tuệ nhân tạo có nghĩa là “học” để tìm ra giải pháp tối ưu nhất
Ngày 9/3/2016, Trí tuệ nhân tạo AlphaGo đánh bại kỳ thủ cờ vây nổi tiếng thế giới Lee Sedol. Cả thế giới sững sờ trước bước tiến thần kỳ của trí tuệ nhân tạo. AlphaGo trở thành một kỳ thủ giỏi không phải nhờ cách tính toán đơn thuần như những thế hệ máy tính trước đó, mà là "học" theo kiểu của con người: phải biết các chiến thuật, các bước đi, phải chọn lọc phản ứng phù hợp.
Tổng cộng, AlphaGo đã học 30 triệu bước đi từ các đối thủ con người và còn tự học được nhiều bước đi khác khi tự đấu với chính mình. Những gì AlphaGo biểu hiện chính là định nghĩa của máy học, của trí tuệ nhân tạo hiện đại: đó là khi máy tính vượt qua thứ logic "bước-luật lệ" bình thường để "học" từ dữ liệu và tự đưa ra các dự đoán phù hợp nhằm tạo các quyết định chính xác nhất.
AlphaGo đánh bại Lee Sedol năm 2016
Sau thành công của AlphaGo, cả thế giới bước vào trào lưu công nghệ AI sôi động chưa từng có. Hàng nghìn công ty, startup ra đời với mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo - AI trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Tuy nhiên, chạy theo công nghệ AI thì dễ, nhưng tạo ra một sản phẩm thực sự đóng góp, phục vụ cho cuộc sống con người ngày một tốt lên thì lại rất hiếm hoi. Rất nhiều những công ty hô hào theo trào lưu AI vẫn chưa thể tạo ra một sản phẩm có ích, hoặc chưa tìm được cách ứng dụng AI vào công nghệ sẵn có. Lĩnh vực hiển thị - TV là một ví dụ điển hình.
Ứng dụng vào TV - điều chỉ Samsung mới nghĩ tới
Thế nhưng, mọi chuyện sắp tới sẽ thay đổi hoàn toàn. Hé lộ trước thềm Hội chợ công nghệ lớn nhất châu Âu - IFA 2018 tổ chức tại Berlin (Đức), Samsung cho biết họ đã tìm ra cách ứng dụng AI vào công nghệ hiển thị, để giải được vấn đề mà bấy lâu nay thế giới chưa thể vượt qua: đó là tạo ra chiếc TV 8K đầu tiên trên thế giới, mà nhờ trí tuệ nhân tạo có thể chuyển hóa những nội dung 4K thành 8K.
Bằng cách nào mà trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi chất lượng hình ảnh? Đó là nhờ sự tài tình trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo của các kỹ sư Samsung. Cụ thể, công nghệ AI trên TV Samsung sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu được các kỹ sư cung cấp, bao gồm hàng triệu triệu hình ảnh khác nhau để xác định hình ảnh đầu vào, “học” theo kiểu con người, cũng giống như trường hợp của AlphaGo ở trên.
Sau đó, Ai sẽ tăng độ phân giải của hình ảnh lên một mức hợp lý. Không chỉ có vậy, nó còn có khả năng lọc và giảm nhiễu, giúp cho chất lượng hình ảnh trở nên tốt nhất, không còn bị răng cưa khi kéo giãn hình ảnh như vậy. Độ sáng và độ tương phản cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp để tạo nên những hình ảnh 8K chân thực nhất có thể.
Bên cạnh độ phân giải cao nhất hiện nay, TV 8K này có độ sáng thuộc dạng "vô tiền khoáng hậu" trên thị trường điện tử tiêu dùng: 4.000 nits. Nó sử dụng thế hệ mới nhất của công nghệ Quantum Dots (Chấm lượng tử), cũng do chính Samsung phát triển nên, cho phép nâng độ sáng lên mức rất cao trong khi vẫn đảm bảo màu sắc trong trẻo, trung thực và chuẩn xác. Công nghệ chấm lượng tử còn mang tới dải màu sắc được tái tạo 100% theo chuẩn của VDE (Đức).
Thêm vào đó, TV QLED của Samsung còn là dòng sản phẩm đầu tiên được chứng nhận HDR10+, tiêu chuẩn công nghệ hiển thị hiện đại bậc nhất hiện nay, với khả năng điều chỉnh từng hình ảnh, khung hình đạt mức độ màu sắc phù hợp, mang lại trải nghiệm xem chân thực nhất có thể. Vì thế sẽ không có gì bất ngờ khi TV 8K của Samsung được vinh danh ở hạng mục TV ấn tượng nhất tại IFA 2018 năm nay. Chúng ta hãy chờ xem.