Không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển!
Bộ TN&MT thống nhất phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.
- 24-07-2017Bình Thuận đề xuất thay thế phương án nhận chìm bùn thải
- 15-07-2017Cấp phép nhận chìm gần 1m3 vật chất xuống biển Bình Thuận: Bộ TN&MT nói gì?
- 27-06-2017Khoáng sản Bình Thuận (KSA): Khoản nợ phải trả giảm xuống sau khi thay đơn vị kiểm toán
- 05-06-2017TKV đã chi trả 65 tỷ đồng cho DN bị ảnh hưởng dự án cảng Kê Gà (Bình Thuận)
Ngày 9-8, nguồn tin từ Bộ TN&MT cho biết, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan vừa có văn bản thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của Công ty THHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận.
Khu vực đổ là nơi san lấp cho khu neo trú tàu thuyền và phần diện tích này trước đó Công ty Cổ phần cảng tổng hợp Vĩnh Tân đã thỏa thuận, đồng ý cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đổ khối lượng bùn cát nạo vét.
Bộ TN&MT thống nhất với UBND tỉnh Bình Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà đầu tư về sự cần thiết phải xây dựng và sớm vận hành các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nhằm đảo bảo quyền lợi của nhà đầu tư và an ninh năng lượng Quốc gia.
Bộ TN&MT đặc biệt hoan nghênh Công ty Cổ phần cảng tổng hợp Vĩnh Tân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc chia sẻ diện tích đổ vật chất nạo vét.
Trên các cơ sở của văn bản thỏa thuận này, Bộ TN&MT sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1đổ vật chất nạo vét xuống khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân trong phần diện tích mà đơn vị này đã thỏa thuận dự kiến cho đổ vật chất nạo vét của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
Cạnh đó, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương trao đổi với các bên liên quan trong tháng 8-2017 thống nhất được phương án để Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ vật chất vào vị trí đã nêu, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Đồng thời Bộ Công thương chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có lien quan, thành lập một đơn vị quản lý, điều phối chung các hoạt động của các đơn vị tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.
Về giải pháp lâu dài, Bộ TN&MT đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khảo sát, qui hoạch các vị trí cần sử dụng vật chất nạo vét để san lấp, lấn biển , chống sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đặc biệt đánh giá các mặt về cơ sở khoa học, thục tiễn, kinh tế-xã hội để sử dụng vật chất nạo vét san lấp, lấn biển, chống xâm thực, sạt lở bờ biển.
Pháp luật TPHCM