Không nói chơi, Trung Quốc vừa yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm báo cáo chi tiết đến từng kg để kiểm soát nguồn cung
Đất hiếm hiện là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của Trung Quốc nằm trong diện báo cáo đặc biệt này.
- 04-11-2023Lào Cai, Yên Bái sẽ là nơi dự trữ khoáng sản đất hiếm
- 16-10-2023Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới ở Trung Quốc vừa tạo "vận may lớn": Khẳng định ngôi vương!
- 07-12-2022Nhiều đối tác 'quay xe', ngôi vương thị trường đất hiếm toàn cầu của Trung Quốc lung lay dữ dội
Trung Quốc đã yêu cầu các nhà xuất khẩu báo cáo về mọi giao dịch liên quan đến kim loại đất hiếm và các sản phẩm oxit có tầm quan trọng chiến lược.
Bộ Thương mại trung Quốc hôm 7/11 cho biết các nhà nhập khẩu dầu thô, quặng sắt, tinh quặng đồng và phân kali cũng được yêu cầu báo cáo về các đơn đặt hàng và lô hàng. Các yêu cầu mới này nằm trong quy định báo cáo hàng hóa mới do Cục Thống kê Quốc gia ban hành, sẽ kéo dài trong 2 năm kể từ ngày 31/10.
Trước đó, 14 mặt hàng nhập khẩu thuộc diện phải báo cáo chi tiết gồm đậu nành, dầu hạt cải, sữa bột công thức, thịt lợn, thịt bò và đường.
Tuy nhiên, đất hiếm là mặt hàng duy nhất trong danh sách báo cáo xuất khẩu.
Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới. Loại nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quốc phòng đến các phương tiện sử dụng năng lượng mới.
Theo quy định mới, thương nhân cần cung cấp báo cáo theo thời gian thực, gồm nước xuất đi, ngày ký hợp đồng, số lượng, dữ liệu lô hàng cũng như chi tiết về lô hàng như điểm đến, cảng làm thủ tục hải quan vv…
Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Kim loại, Khoáng sản và Hóa chất Trung Quốc – cơ quan thương mại nửa chính thức có trụ sở tại Bắc Kinh – đã được giao nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu và gửi đến Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ không chia sẻ thông tin này ra bên ngoài với lý do bảo vệ bí mật thương mại.
Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 34% trữ lượng đất hiếm của thế giới (tương đương 44 triệu tấn oxit đất hiếm) và 70% hoạt động khai thác đất hiếm toàn cầu. Khoảng 91% lượng đất hiếm qua xử lý cũng được nước này tinh chế thành sản phẩm và 94% nam châm vĩnh cửu thế giới sử dụng gán nhẵn Trung Quốc. Do đó, thị trường toàn cầu gần như phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc để đáp ứng các mục tiêu về năng lượng và khí hậu.
Theo tổ chức tư vấn lĩnh vực kim loại thiết yếu Project Blue, giá trị thị trường đất hiếm toàn cầu năm 2023 có thể đạt khoảng 9 tỷ USD nhưng đến năm 2033, con số này có thể tăng lên 21 tỷ USD.
Nhịp sống thị trường