Không phải Bình Dương hay TP. HCM, đây mới là tỉnh được Hoa Kỳ rót vốn đầu tư nhiều nhất
Tính đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì rót tiền đầu tư vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Hầu hết, các tỉnh, thành được Hòa Kỳ rót vốn đầu tư nhiều nhất tập trung ở khu vực phía Nam.
- 21-02-202310 tỉnh, thành có diện tích lớn nhất Việt Nam
- 19-02-2023Thành phố trực thuộc TW duy nhất lọt top 5 tỉnh, thành hút vốn FDI nhiều nhất tháng đầu năm
- 18-02-2023Tỉnh miền núi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng đầu năm 2023
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 2022, Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91 dự án cấp mới, xếp thứ 8 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Trong tháng 1/2023, Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 8,44 triệu USD với 6 dự án cấp mới. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 6,81 triệu USD; giá trị góp vốn, mua cổ phần đạt khoảng 1,64 triệu USD.
Tính đến 20/1/2023, lũy kế tổng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 11,42 tỷ USD với tổng 1.224 dự án. Với số vốn này, Hoa Kỳ hiện xếp thứ 11 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Xét về lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống (42,5%); công nghiệp chế biến, chế tạo (32%), cấp nước và xử lý chất thải (5,2%).
Lũy kế tổng vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 2017 đến nay. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong năm 2022, nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã tăng đầu tư vào Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ) và Công ty cổ phần BB Group (Tập đoàn BBG, Việt Nam) đã ký thỏa thuận với tỉnh Quảng Trị về việc nghiên cứu, hợp tác đầu tư hai dự án quy mô lớn tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Cùng với đó, 2 doanh nghiệp lớn khác của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Milennium cũng đề xuất các kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án điện khí tại Việt Nam...
Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ đang ưu tiên đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực nhất định tại Việt Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Việt – Mỹ diễn ra vào tháng 3/2022, bà Marisa Lago - Thứ trưởng Thương mại phụ trách thương mại quốc tế Mỹ chia sẻ rằng, y tế, thương mại số, năng lượng và biến đổi khí hậu sẽ là 3 lĩnh vực được phía doanh nghiệp Mỹ ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong năm 2022.
Trên thực tế, FDI của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh, thành nhận vốn đầu tư từ Hoa Kỳ nhiều nhất gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu (45,8%), TP. Hồ Chí Minh (12,4%), Bình Dương (9%).
Như vậy, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh được Hoa Kỳ rót vốn đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam. Trước đây, Tập đoàn Quantum (Mỹ) đã cam kết đóng góp cho quá trình xây dựng, phát triển Việt Nam với các dự án có tổng giá trị từ 20 - 30 tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án được đề xuất ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Cụ thể, Quantum đặt trọng tâm đầu tư tại Việt Nam vào những lĩnh vực quan trọng như nhà máy điện Long Sơn tại Bà Rịa – Vũng Tàu, các dự án đầu tư hạ tầng với tầm nhìn dài hạn như cảng Long Sơn. Bên cạnh đó, Quantum cũng bày tỏ mong muốn được đầu tư lớn vào mảng logistics tại Vũng Tàu.
Trong năm 2022, Tập đoàn Murphy Oil của Mỹ đã nhắm tới đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu. Murphy Oil là tập đoàn lớn của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Tập đoàn đang phát triển khai thác trữ lượng tại Úc, Brazil và Đông Nam Á. Trong năm 2020, sản lượng của tập đoàn đạt hơn 174.000 thùng dầu mỗi ngày. Năm 2021, doanh thu của tập đoàn đạt 2,8 tỉ USD.
Tại Việt Nam, tập đoàn đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào công tác tìm kiếm thăm dò và hiện đang điều hành các lô dầu khí tại Bể Cửu Long, Bể Phú Khánh. Cùng với đó, tập đoàn cũng đang hợp tác với Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) tích cực triển khai phát triển Dự án Lạc Đà Vàng (Bể Cửu Long) với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD.
Mỏ dầu khí Lạc Đà Vàng thuộc Bể Cửu Long nằm ở cùng biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam. Tỉnh sở hữu nhiều loại khoáng sản, nhiều nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Nhịp sống kinh tế