MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải Đà Nẵng hay Nha Trang, dòng tiền ồ ạt đổ vào hàng loạt dự án nghỉ dưỡng tại khu vực mới nổi này

28-03-2019 - 08:35 AM | Bất động sản

Bình Thuận có 192 km bờ biển quanh năm ấm áp, hiếm khi bão lụt, là tiềm năng lớn phát triển du lịch, nhưng nguồn vốn đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch còn rất nhiều khó khăn, phải dựa vào Trung ương. Tuy nhiên, từ khi tỉnh này bắt tay cùng một số địa phương khác đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển, các nhà đầu tư đã tìm thấy nhiều cơ hội phát triển mới.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm gần đây phát triển khá nhanh tại các địa phương có thế mạnh về du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch biển - đảo. Bởi đây là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách muốn chủ động hơn trong thời gian nghỉ dưỡng, đồng thời sở hữu được căn biệt thự hay phòng nghỉ, khách sạn trong các khu du lịch.

Ở Việt Nam, hiện một số tỉnh thành như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Kiên Giang… đã hình thành những khu du lịch đẳng cấp gắn với kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Từ cuối năm 2017 đến nay, các nhà đầu tư lớn đang chuyển hướng dòng vốn vào một số thị trường mới như Bình Thuận và Vũng Tàu, bởi hai nơi này sở hữu đường bờ biển dài hàng trăm km rất có tiềm năng phát triển BĐS nghỉ dưỡng.

Cách đây 5 năm, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định KDL Mũi Né là khu du lịch quốc gia. Mới đây, ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né.

Theo quy hoạch, KDL quốc gia Mũi Né nên chọn phát triển không gian du lịch theo phương án trung bình (sau khi so sánh với phương án thấp và phương án cao). Đó là KDL quốc gia mang đẳng cấp quốc tế, điểm đến quốc tế được mở rộng từ KDL Mũi Né hiện trạng về phía Bắc, lấy đến hết ranh giới các xã Hồng Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình) và Hòa Phú (Tuy Phong).

Ngoài ra còn tính đến mở rộng kết nối với huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi, nhằm tạo các điểm du lịch vệ tinh cho KDL quốc gia như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, suối khoáng nóng Bưng Thị, hải đăng Kê Gà…

Từ đó, tỉnh này đã thực hiện quá trình cải thiện môi trường đầu tư; cải cách mạnh thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp. Đầu tư các dự án du lịch mang tính đặc trưng, những tổ hợp du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao biển có quy mô lớn, chất lượng cao ở tỉnh.

Song song đó, Bình Thuận vũng tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Thúc đẩy triển khai sớm các dự án đầu tư:nâng cấp quốc lộ 28B, QL55; Chủ động, tích cực tìm kiếm và huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng các trục giao thông chính nối các khu du lịch ở tỉnh; khu dịch vụ Hàm Tiến, La Gi …

Trong đó, tỉnh Bình Thuận đã có văn bản  đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách đầu tư làm 3 tuyến đường ven biển trọng điểm, cấp bách.

Đó là đường ĐT 719B Phan Thiết - Kê Gà, thiết kế dài 25,4 km, rộng 16m, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; đường ĐT 719 Kê Gà - Tân Thiện (đã hư hỏng nặng), thiết kế dài 32,4 km, rộng 8m, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng; Đường ĐT 711 có điểm đầu giao QL 28 (Hàm Thuận Bắc) cắt ngang quốc lộ 1A, điểm cuối giao trục ven biển ĐT 706B, dài 41 km, tổng mức đầu tư 1.490 tỷ đồng.

Sau khi đầu tư hoàn chỉnh, tuyến đường này sẽ kéo dài và nối liền thông suốt khu du lịch quốc gia Mũi Né - Phan Thiết qua Kê Gà - La Gi (Bình Thuận) về đến Long Hải - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Song song đó, tỉnh này cũng tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là thúc đẩy triển khai sớm dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Nha Trang - Phan Thiết, Sân bay Phan Thiết…

Không phải Đà Nẵng hay Nha Trang, dòng tiền ồ ạt đổ vào hàng loạt dự án nghỉ dưỡng tại khu vực mới nổi này - Ảnh 1.

Chính từ những quyết sách hạ tầng giao thông phải đi trước một bước này, hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chọn một số khu vực có niềm năng kinh tế biển, du lịch nghỉ dưỡng như Mũi Né, Kê Ga, Phú Quý và La Gi để phát triển nhiều dự án quy mô khá lớn.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, hiện trên địa bàn Bình Thuận có gần 400 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 56.500 tỷ đồng (có 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 13.060 tỷ đồng). Các dự án du lịch ven biển của tỉnh được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 40 dự án trên nhiều lĩnh vực cam kết đầu tư trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực du lịch và dịch vụ với tổng vốn đăng ký khoảng 126.000 tỷ đồng.

Trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Trần Hiếu - Phó TGĐ khối Tiếp thị & Kinh doanh Công ty DKRA Việt Nam, khẳng định rằng trong năm nay thị trường nhà đất tại TP.HCM tiếp tục "chững" lại, ít nhất là phải qua hết nửa năm mới có đà phục hồi. Chính điều này đang giúp đẩy mạnh dòng tiền "chảy" vào thị trường nhà đất tại những địa phương có lợi thế khác, bởi nhu cầu vẫn đang tăng cao ở mọi phân khúc.

"Bằng việc siết chặt giải quyết thủ tục đầu tư dự án mới, nguồn cung nhà đất tại TP.HCM sẽ giảm rõ rệt trong năm nay, thay vào đó nhiều chủ đầu tư đang ráo riết săn quỹ đất tại nhiều địa phương xa để tạo dòng tiền, kéo theo làn sóng đầu tư mới tại những khu vực mới nổi", ông Hiếu cho biết thêm.

Cũng theo ông Hiếu, trong năm 2019, qua phân tích cho thấy một vài "điểm nóng" nhất của thị trường BĐS tỉnh xa phải kể đến là Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai, bởi nơi đây đang hội đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hoà". "Trong đó, với những quyết sách mạnh mẽ cải cách thủ tục đầu tư, xây dựng mạng lưới giao thông kết nối liên vùng, thị trường địa ốc những nơi này sẽ tiếp tục bùng nổ. Đặc biệt, nhà đầu tư thường tìm đến những vị trí mới nhằm tạo tính lan toả", ông Hiếu nói thêm.

Chẳng hạn, cũng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong khi các ông lớn địa ốc đang "nhòm ngó" dải duyên hải từ Phan Thiết đến Mũi Né thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy lại chọn thị xã La Gi làm điểm chớp thời cơ. Bởi theo lý giải của một số nhà đầu tư, La Gi đang hội tụ những yếu tố tăng trưởng mới, ngoài việc nơi đây được thụ hưởng một mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối khá thuận lợi giữa TP Vũng Tàu và Phan Thiết, thì việc thị xã này đang phấn đấu lên thành thành phố trực thuộc tỉnh cũng sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Theo đó, qua 14 năm kể từ khi trở thành thị xã, La Gi không ngừng được đầu tư phát triển và trở thành đô thị lớn thứ hai của tỉnh Bình Thuận (sau TP. Phan Thiết). Vào ngày 23/4/2018, La Gi tiếp tục nhận được quyết định nâng cấp lên đô thị loại III trực thuộc Bình Thuận.

La Gi có nhiều tiềm năng phát triển với sự thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, có bờ biển dài 28 km với nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch. Đặc biệt, Cảng cá La Gi là cảng lớn trong khu vực, với lượng hải sản các loại khai thác đạt 61.800 tấn/năm, số lượng tàu cá khoảng gần 2.000 tàu, ngành chế biến hải sản và đóng tàu đang là thế mạnh của La Gi, có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Theo tìm hiểu, hiện nay tại địa bàn thị xã La Gi gần 50 dự án du lịch - nghỉ dưỡng đã được cấp phép đầu tư dọc bờ biển. Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động hết công suất như khu Resort Ba Thật, Khách sạn Ba Thật, Khách sạn Nhật Minh, Resort Đất Lành, Resort Cam Bình (Nhà Bè), KDL Cocobeach mới, KDL 7 kỳ quan thế giới, KDL sinh thái Rừng Dầu...

Nhiều dự án còn lại đang đẩy nhanh tiến độ thi công như dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex được đầu tư rất bài bản ngay trung tâm Lagi; khu Đồi Dương, trong đó phần lớn sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm nhà phố, biệt thự hướng biển từ nay đến năm 2020.

Đặc biệt, theo tìm hiểu thời gian qua có hai nhà đầu tư lớn trong nước đã và đang làm việc với chính quyền địa phương nhằm tìm hiểu thủ tục và các khu đất tiềm năng dọc tuyến đường Thống Nhất để đầu tư dự án khu trung tâm thương mại quy mô lớn kết hợp nhà phố, khá hiện đại.

Nam Phong

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên