MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải dịch tễ học, làn sóng địa chính trị mới là thứ đáng lo ngại nhất trong thế giới hậu Covid-19

02-06-2020 - 09:42 AM | Tài chính quốc tế

"Những đoạn ngắt chương trong cuốn sách về sự tiến hóa của con người là phần mà các sử gia yêu thích nhất ", Robert Kaplan, một chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ và là cựu thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng Mỹ - nói: "Covid-19 có thể được coi là một đoạn ngắt chương."

Đối với hầu hết các nước châu Âu tự tin rằng họ đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch, sự chú ý giờ đây đang chuyển sang cơ hội hồi sinh sau khi xã hội trở lại bình thường. Nhưng những thách thức lớn nhất lại không nằm ở dịch tễ học và các căn bệnh trong tự nhiên mà nằm ở kinh tế, chính trị và quân sự. Đây là làn sóng địa chính trị thứ hai và sức mạnh của nó đã bắt đầu khiến các nhà lãnh đạo phương Tây phải lo lắng.

Hãy thử tưởng tượng kịch bản tình hình bắt đầu ổn định ở châu Âu và Mỹ nhưng virus lại hoành hành mạnh mẽ hơn tại các quốc gia đang phát triển khác. Các quốc gia này sẽ chìm trong sự kiệt quệ, mắc nợ và bi quan trước triển vọng khôi phục kinh tế, còn các nước giàu hơn thì quá chậm trễ trong việc giúp đỡ. Sự hoảng loạn xảy ra. Hàng loạt người sẽ di cư tới miền nam châu Âu, nơi vẫn đang phải vật lộn để thoát khỏi suy thoái kinh tế do virus. Một số nước rơi vào tình trạng vỡ nợ mà các chủ nợ là những định chế tài chính Châu Âu. Trong sự hỗn loạn, nước Mỹ từ bỏ vị trí dẫn dắt và Trung Quốc bước vào chỗ trống đó.

Đây là một viễn cảnh đang được thảo luận sôi nổi trong các cuộc trò chuyện giữa rất nhiều chuyên gia an ninh, học giả và cố vấn chính phủ hàng đầu trong những tuần gần đây. Trong số đó, rất ít người nghi ngờ về việc làn sóng thứ hai địa chính trị thứ hai đang tới, bởi điều đó gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề chỉ là: đâu sẽ là nơi con sóng này dừng chân.

Như Barack Obama từng bàn về sự phát triển của nước Mỹ, lịch sử có sự dịch chuyển. Những thay đổi lớn đã tạo ra những phản ứng dây chuyền: vụ sụp đổ phố Wall năm 1929 mở ra thời kỳ Chính sách kinh tế mới; chiến thắng của quân đồng minh năm 1945 đã tạo điều kiện thúc đẩy một cuộc Chiến tranh Lạnh. Mỗi sự kiện tạo ra dư chấn chính trị và những xu hướng mà chúng ta chỉ có thể nhận thức rõ sau một khoảng thời gian. Thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chứng kiến khu vực đồng tiền chung Châu Âu mấp mé bên bờ vực sụp đổ, Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu và Donald Trump đắc cử tổng thống. 

Ngày hôm nay, nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu một cơn địa chấn bất ngờ khác, làm thay đổi địa chính trị khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, hoạt động thương mại toàn cầu chậm lại rõ rệt, và sự phân chia cấu trúc giữa Bắc và Nam Âu được nới rộng. Câu hỏi đặt ra là điều gì có thể xảy ra sau cuộc khủng hoảng này?

"Những đoạn ngắt chương trong cuốn sách về sự tiến hóa của con người là phần mà các sử gia yêu thích nhất ", Robert Kaplan, một chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ và là cựu thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng Mỹ - nói: "Covid-19 có thể được coi là một đoạn ngắt chương."

Các hậu quả của làn sóng thứ hai khó có thể được dự đoán chính xác: từ việc 1 quốc gia đang phát triển trong nhóm G20 (như Ấn Độ) có thể chứng kiến số lượng ca nhiễm cao gấp đôi so với Mỹ và châu Âu; tác động không chắc chắn của những tiến bộ công nghệ (ví dụ như trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo) mà chúng ta sử dụng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; một cuộc suy thoái làm suy yếu mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu, giữa một miền nam nghèo và miền bắc giàu có. Clarke đặc biệt lo ngại về một vòng cung bất ổn từ Tây Phi qua Trung Đông đến Châu Á, nơi những xung đột và bất ổn trong những năm gần đây buộc mọi người phải di tản. Karin von Hippel, tổng giám đốc của Viện Dịch vụ Hoàng gia, một nhóm chuyên gia về quốc phòng và các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng của Anh, cho biết "một số điều có thể liên quan tới Trung Quốc.

Đối với Anh, Đức, Pháp và các nền kinh tế lớn khác ở châu Âu phụ thuộc vào sự bảo trợ an ninh của Mỹ nhưng muốn duy trì mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, những khó khăn trong việc kiểm soát những tác động không mong muốn của việc chính quyền Trump bài xích Trung Quốc sẽ ngày một gia tăng.

Đây là thế giới mà các quốc gia như Anh đang phải suy nghĩ về tầm nhìn chiến lược của họ. Một số thách thức có thể hoàn toàn mới nhưng nhiều thách thức khác vốn tồn tại từ trước nhưng bị thúc đẩy bởi các tác động của đại dịch, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả đối với các chính phủ phương Tây khi đối mặt với làn sóng địa chính trị là thiếu tiền mặt. "Bạn có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn, nhưng lại có ít tiền mặt hơn để làm điều đó", một cố vấn cao cấp cho chính phủ Anh cho biết.

Chẳng hạn, sau hơn một thập kỷ cắt giảm chi tiêu công, quân đội Anh mà từng có khả năng giúp Mỹ xâm chiếm cả Iraq và Afghanistan cách đây chưa đầy 20 năm, đã trở thành một lực lượng suy yếu đến mức không thể tự duy trì hơn sáu tháng bên ngoài châu Âu. Năng lực của quân đội sẽ còn ở mức nào sau một loạt các đợt cắt giảm khác nữa? Anh và Pháp yêu cầu sự hỗ trợ của Mỹ để can thiệp vào Libya vào năm 2011. Một lực lượng chung châu Âu có thể làm như vậy một lần nữa ở bất cứ nơi nào dọc theo vùng bờ Bắc Phi không? Liệu lực lượng đó có còn được sử dụng với mục đích y tế thuần túy như trước đại dịch Ebola năm 2014?

Mối bận tâm về làn sóng địa chính trị thứ hai do Covid-19 ngày một lớn dần, cùng với việc tìm hiểu các mối đe dọa tiềm tàng và chuẩn bị cho chúng. Các chuyên gia đều dự báo chủ nghĩa bảo hộ sẽ gia tăng, các chuỗi cung ứng sẽ được đưa trở lại dưới sự kiểm soát của quốc gia, mối quan hệ Mỹ -Trung sẽ ngày càng trở nên đối nghịch hơn.

Cho dù đại dịch mang lại sự thay đổi mang tính cách mạng hay chỉ đơn giản là thúc đẩy các xu hướng hiện hữu, thì trên thực tế, dịch bệnh không phải là vấn đề duy nhất chúng ta phải bận tâm.

Theo The Atlantic

Mỹ Linh

Tổ Quốc

Trở lên trên