Không phải đòn đau từ Apple, Google, đây mới là nguyên nhân khiến Meta lao dốc - khi các 'thượng đế' quay lưng, 'bay màu' 500 tỷ USD là còn nhẹ
Ngay cả khi nhìn ra vấn đề, các chuyên gia cho rằng việc khắc phục đối với Meta là không hề đơn giản.
- 22-02-2022Không biết Mark Zuckerberg có xem phong thủy hay không nhưng từ khi đổi tên, vốn hóa của Meta giảm 500 tỷ USD
- 17-02-2022‘Thân cô thế cô’ như Meta, sau Apple đến lượt Google giáng đòn tỷ đô cho công ty của Mark Zuckerberg – có hay không một màn ‘đánh hội đồng’?
- 29-10-2021Sự thật đằng sau việc Facebook đổi tên thành Meta
Austin Johnsen biết việc sử dụng Facebook của mình đã giảm dần trong vài năm qua, nhưng phải đến gần đây anh và vợ mới nhận ra họ sử dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới này ít đến mức nào. "Chúng tôi làm lễ cưới 3 năm trước và chưa từng cập nhật status kể từ thời còn hẹn hò", một nhân viên làm trong ngành công nghệ sống tại khu vực vịnh San Francisco cho biết. Anh gia nhập Facebook từ năm 2004.
Trong khi đó, Johnsen, 38 tuổi, không ngừng chia sẻ trực tuyến những sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Nhưng anh không làm điều đó trên Facebook. Anh đăng một số hình của các con mình lên một nhóm bạn bè và gia đình riêng tư trên Instagram và hầu hết cuộc trò chuyện của anh diễn ra trên iMessage của Apple – điều anh cảm thấy thân mật và riêng tư hơn.
"Ngay cả khi Facebook có hàng loạt tính năng mới, nó như một thị trấn ma. Các hiệu ứng hoạt động trên mạng xã hội này đang đi xuống. Bạn không muốn trở thành người lập dị, buộc bạn bè và gia đình của mình quay lại Facebook", Johnsen nói.
Meta Platforms vẫn là mạng xã hội lớn nhất thế giới với 1,93 tỷ người dùng, chỉ tính riêng Facebook, bên cạnh hàng tỷ người dùng Instagram và WhatsApp. Nhưng lần đầu tiên sau 20 năm tồn tại, lượng người dùng của họ giảm xuống trong quý nghỉ lễ, khiến giá trị thị trường của Facebook giảm 500 tỷ USD trong những ngày tiếp theo. Nó củng cố một nhận thức rằng những ngày đẹp nhất của Facebook đã qua đi.
Facebook đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lâu năm như YouTube hay Snapchat và những người mới nổi như TikTok, cũng như iMessage, FaceTime.
Mạng xã hội chính là nguồn sống của Meta, mặc dù công ty cũng đã tập trung vào nhiều hình thức như tin nhắn riêng tư, video, thực tế ảo – như một cách để đón đầu thị hiếu đang thay đổi.
Những thách thức của Meta không chỉ đến từ thiếu sót trong quá trình phát triển sản phẩm mà thường xuyên đến từ những thiệt hại mà nó gây ra cho chính thương hiệu của mình. Một loại các vấn đề về quyền riêng tư đã làm xói mòn lòng tin của người dùng đối với Facebook trong nhiều năm, đẩy một số người dùng sang các dịch vụ gửi tin nhắn, ảnh riêng tư hơn.
Tại Mỹ, thị trường quảng cáo có giá trị lớn nhất của Meta, tập người dùng của họ không tăng trong 2 năm qua. Vào năm 2021, 66% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Facebook hàng tuần, theo một cuộc khảo sát từ Forrester Research, giảm so với mức 69% của một năm trước đó. Với người dùng trẻ, nhóm mà họ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, sự sụt giảm càng mạnh mẽ. Chỉ 49% trong số những người từ 18 đến 24 tuổi sử dụng Facebook hàng tuần, giảm so với mức 55% một năm trước đó. Điều này đồng nghĩa ứng dụng video TikTok, được 50% người trong độ tuổi đó sử dụng, lần đầu tiên phổ biến hơn Facebook.
Lượng người dùng của Facebook đã sụt giảm trong năm 2021, đặc biệt với nhóm người dùng trẻ.
Mike Proulx, Giám đốc nghiên cứu tại Forrester, cho biết vấn đề của Meta là họ cần nhiều hơn một lần sửa lỗi. Các đối thủ như TikTok đã nghĩ ra cách mới để người dùng chia sẻ, chẳng hạn cho phép người dùng đăng video nhạc hoặc clip họ phản ứng (react) lại bài đăng của người khác.
Ngoài lo ngại về quyền riêng tư, danh tiếng của Meta bị tổn hại vì những ý kiến cho rằng đây là nơi tập trung toàn người "già", khiến nó trở nên kém thú vị với gen Z.
Năm 2019, Zuckerberg lập luận rằng tin nhắn riêng tư sẽ thay thế các tương tác truyền thống. "Tôi kỳ vọng các phiên bản tương lai của Messenger và WhatsApp sẽ trở thành những cách chính để mọi người giao tiếp trên mạng", CEO Facebook viết.
Chắc chắn tin nhắn riêng tư đã bùng nổ trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Theo Emarketer, các ứng dụng nhắn tin đã đạt gần 3, tỷ người sử dụng vào năm 2021, tăng 500 triệu so với năm 2019. Con số này dự kiến tăng thêm 400 triệu người vào năm 2025. Một phần sự phổ biến này được thúc đẩy bởi việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhưng mối quan tâm ngày càng lớn với quyền riêng tư đã thúc đẩy người dùng sử dụng các dịch vụ không có quảng cáo và được mã hoá. Facebook cũng góp phần thúc đẩy thói quen mới này do chính những scandal mà họ gây ra đã cảnh báo người dùng. Năm 2021, Forrester phát hiện ra chỉ 41% người trưởng thành ở Mỹ tin tưởng Meta; ở Anh, tỷ lệ này chỉ là 26%.
Byron Perry, 38 tuổi, điều hành một loạt trang web tin tức và giải trí tại châu Á, đã tham gia Facebook ngay từ khi nó xuất hiện. Giờ đây, anh từ bỏ mạng xã hội này với lý do lo ngại về quyền riêng tư, mặc dù vẫn dùng WhatsApp. "Tôi hụt hẫng vì những bê bối mà Facebook tham gia vào. Tôi biết rất rõ mọi thứ tôi làm được định lượng, chuyển thành dữ liệu và kiếm tiền như thế nào".
WhatsApp của Meta có hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu và là mạng tư nhân hàng đầu tại Brazil hay Ấn Độ. Nhưng Meta phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dịch vụ hàng đầu ở châu Á, gồm Line ở Nhật Bản, Kakao ở Hàn Quốc và WeChat ở Trung Quốc. Messenger của Meta chứng kiến sự sụt giảm hơn 20% về người dùng ở Nhật Bản, Hàn Quốc vào năm 2021, theo Emarketer. Meta không hoạt động ở Trung Quốc.
Tại Mỹ, tham vọng nhắn tin của Meta cũng gặp trở ngại lớn bởi đối thủ quen thuộc: Apple. Zuckerberg đã gọi iMessage là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất cho đến nay" trong lĩnh vực nhắn tin vào năm 2018. Vào tháng 1/2021, ông còn nói bóng gió rằng thành công của Apple là kết quả của những lợi thế không công bằng, chẳng hạn iMessage được cài đặt sẵn trên iPhone.
Giờ đây, Zuckerberg cũng mô tả TikTok như một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, lưu ý thêm rằng video dạng ngắn ngày càng phổ biến với người dùng trẻ. "Mọi người có rất nhiều lựa chọn về cách họ muốn dành thời gian của mình và các ứng dụng như TikTok đang phát triển rất nhanh chóng", ông nói trong buổi công bố cáo cáo quý mới đây.
Meta đã sao chép một số sản phẩm của TikTok cho các ứng dụng của riêng mình và vào năm 2019, Meta thử nghiệm Reels – dịch vụ dành cho các video ngắn. Tính năng này tồn tại trên cả Facebook và Instagram. Zuckerberg cho biết Reels là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất cho đến nay của công ty.
Một vấn đề lớn với ứng dụng chính của Facebook là giữ người dùng ở lại, khi họ không còn coi đó là điểm đến tất yếu. Khi Jenna Vassallo, 336 tuổi, lần đầu tiên tham gia Facebook vào năm 2005, một phần động lực của cô là tất cả bạn bè mình đều sử dụng Facebook.
Trong vài năm qua, Facebook của Vassallo gần như không cập nhật thông tin mới. Nó được thay thế bởi các dịch vụ khác, chẳng hạn Instagram cho chia sẻ ảnh, iMessage hay FaceTime cho nhắn tin, gọi video. Những người bạn của cô dường như cũng đang "di cư". "Việc vắng mặt trên Facebook gần như không còn là vấn đề nữa", cô nói.