MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải gạo, Việt Nam nắm vị thế chủ lực thế giới một mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ - dự báo còn tiếp tục tăng trong năm 2024

26-08-2024 - 11:10 AM | Thị trường

Nguồn cung từ Brazil và Việt Nam đang gây áp lực lớn đối với giá cà phê.

Không phải gạo, Việt Nam nắm vị thế chủ lực thế giới một mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ - dự báo còn tiếp tục tăng trong năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo FT, giá cà phê toàn cầu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục do điều kiện thời tiết bất lợi làm gián đoạn mùa màng, buộc các nhà sản xuất phải bổ sung thêm những loại cà phê có chi phí thấp hơn vào các sản phẩm của họ và người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn.

Giá của cả hạt cà phê Robusta - thường được sử dụng trong cà phê hòa tan và cà phê Arabica chất lượng cao hơn đều tăng mạnh trong những tháng gần đây. Giá cà phê Robusta kỳ hạn tại London tiêu chuẩn toàn cầu, đạt mức kỷ lục 4.971 USD/tấn trong tuần vừa qua, trong khi giá cà phê Arabica kỳ hạn giao dịch tại New York tăng lên 2,49 USD/lb, gần mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Không phải gạo, Việt Nam nắm vị thế chủ lực thế giới một mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ - dự báo còn tiếp tục tăng trong năm 2024- Ảnh 2.

Giá cà phê liên tục tăng cao trong thời gian gần đây. Theo FT

Steve Butler, đồng sáng lập của ChAI - một công ty dự báo giá hàng hóa sử dụng trí tuệ nhân tạo cho biết: “Giá có thể chưa đạt đến đỉnh điểm".

Một đợt rét đậm gần đây ở Brazil, nơi chiếm khoảng 1/3 sản lượng cà phê thế giới với 70% trong số đó là cà phê Arabica, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung. Thời tiết băng giá ở Brazil kết hợp với thời tiết khô hạn ở Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đẩy nguồn cung cà phê toàn cầu rơi vào tình trạng thiếu hụt năm thứ 4 liên tiếp.

Chi phí vận chuyển tăng cũng đang gây áp lực lên thị trường. Xung đột tại Biển Đỏ diễn ra kể từ tháng 11/2023 đã buộc các tàu đi lại giữa châu Á và châu Âu phải đi tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng thay vì đi qua Kênh đào Suez.

Anna Manz, Giám đốc tài chính của Nestlé đã chia sẻ với các nhà đầu tư vào tháng 7 rằng: chi phí đầu vào từ cả cà phê và ca cao sẽ gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của gã khổng lồ thực phẩm trong 6 tháng tới.

Những chi phí này cũng đang được chuyển sang người tiêu dùng. Ở Ý, những người đi uống cà phê không còn có thể thưởng thức cà phê espresso buổi sáng với giá 1 euro. Theo Assoutenti, giá trung bình trên khắp các thành phố của đất nước đã tăng 15% kể từ năm 2021 lên 1,20 euro trong năm nay.

Người tiêu dùng cũng có thể nhận thấy sự thay đổi về khẩu vị. Khi giá cà phê Arabica tăng cao từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2023, các nhà rang xay bắt đầu bổ sung thêm loại cà phê rẻ hơn vào hỗn hợp của họ. Charles Hart, nhà phân tích hàng hóa cấp cao tại BMI cho biết tồn kho tại Việt Nam và Brazil giảm và do đó tạo cơ sở cho việc tăng giá cà phê vào năm 2024.”

Hiện nay, đối mặt với chi phí leo thang cho cả hai loại hạt là cacao và cà phê, các nhà rang xay đang cố gắng bảo vệ tỷ suất lợi nhuận đang giảm dần của mình bằng cách tìm nguồn cung ứng cà phê Arabica từ các nhà sản xuất rẻ hơn, chủ yếu là Brazil.

Theo FT

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên