Không phải huy chương, đây mới là thứ đắt đỏ bậc nhất Olympic từng được bán, vài tờ giấy nhưng có giá cả trăm tỷ đồng
Những món đồ mang tính lịch sử của Thế vận hội Olympic đều được bán với cái giá cao ngất ngưởng.
- 28-07-2024Chân dung Trịnh Thu Vinh - xạ thủ Gen Z làm nên lịch sử tại Olympic 2024, được "tìm kiếm nhiều nhất" hiện tại
- 27-07-2024Bắn đạt mưa điểm 10, xạ thủ Trịnh Thu Vinh vào chung kết Olympic 2024
- 27-07-2024Phát hiện ca dương tính doping đầu tiên tại Olympic Paris 2024
Bên cạnh các tấm huy chương được đấu giá lên tới hàng triệu USD thì những vật phẩm kỳ lạ cũng có thể đạt tới mức giá cao ngất ngưởng. Dưới đây là một số món đồ độc đáo, đắt giá mang nhiều dấu ấn trong Olympic nhất từng được bán.
Tuyên ngôn Thế vận hội Olympic của Pierre de Coubertin: 8,8 triệu USD
Năm 1892, Charles Pierre de Frédy - một quý tộc người Pháp, đồng thời cũng là nhà sáng lập ra Ủy ban Olympic Quốc tế đã viết một bản tuyên ngôn dài 14 trang. Trong đó, ông đã đưa ra tầm nhìn của mình trong việc hồi sinh các môn thể thao Olympic cổ đại.
Sau đó, De Frédy đã sử dụng bản tuyên ngôn này để có bài phát biểu tại Sorbonne, từ đó dẫn đến việc thành lập Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 1894. Tuy nhiên, bản tuyên ngôn này sau đó đã bị thất lạc trong suốt hai cuộc Thế chiến cho đến khi được tìm thấy vào những năm 1990 tại Thụy Sĩ.
Theo Sotheby's , bản tuyên ngôn này đã được đấu giá vào năm 2019 và cuối cùng được bán với giá 8.806.500 USD (Khoảng 222 tỷ đồng)
Huy chương vàng Olympic năm 1936 của Jesse Owens: 1,4 triệu USD
Năm 2013, một trong bốn huy chương vàng Olympic Berlin năm 1936 của Jesse Ownes - một vận động viên da màu người Mỹ đã được bán với giá 1.466.574 đô la (35,4 tỷ đồng), trở thành vật phẩm Olympic đắt nhất từng được bán đấu giá tại thời điểm đó.
Owens đã giành huy chương vàng ở nội dung chạy 100m, 200m, nhảy xa và chạy tiếp sức tại Thế vận hội Berlin năm 1936 chỉ trong vòng 45 phút. Những gì mà Jesse Owens thể hiện khi đó vượt qua tầm ảnh hưởng của thể thao. Hình ảnh VĐV da màu người Mỹ xuất hiện trên khắp các mặt báo thế giới với dòng tiêu đề: "45 phút vĩ đại nhất từng có trong lịch sử thể thao".
Theo SCP Auctions, huy chương quý giá này được tỷ phú Ronald Wayne Burkle mua lại.
Huy chương vàng của Wladimir Klitschko: 1 triệu USD
Theo một cuộc phỏng vấn Wladimir Klitschko - võ sĩ người Ukraine thực hiện với CNN vào thời điểm đó, huy chương vàng ông tại Thế vận hội Atlanta năm 1996 đã được bán với giá 1 triệu USD (khoảng 25 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá vào năm 2012.
Huy chương dành cho hạng cân siêu nặng của bộ môn quyền anh là một trong những huy chương đầu tiên mà Ukraine giành được tại Thế vận hội Olympic kể từ sau khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1991.
"Tôi đã bán huy chương vào tháng 3 và 100% số tiền đã được chuyển đến Quỹ Klitschko Brothers", Klitschko nói "Chúng tôi quan tâm đến giáo dục và thể thao. Đó là chìa khóa trong cuộc sống của bất kỳ đứa trẻ nào".
Cúp bạc Breal: 861.129 USD
Chiếc cúp bạc được trao cho Spyros Louis, người chiến thắng cuộc đua marathon tại Thế vận hội Olympic đầu tiên năm 1896
Trong khi Thế vận hội Olympic hiện đại được biết đến với việc trao huy chương cho các vận động viên, thì vào năm 1896, trong cuộc đua marathon đầu tiên, các vận động viên đã được trao cúp bạc được thiết kế bởi Michel Breal - một nhà ngôn ngữ học người Pháp.
Chiếc cúp đặc biệt này cuối cùng thuộc về vận động viên chạy marathon người Hy Lạp Spyridon Louis và đã được bán cho Quỹ Stavros Niarchos với giá 861.129 USD (khoảng 21 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá năm 2012.
Sau đó, quỹ đã trả lại chiếc cúp cho Hy Lạp và trưng bày tại Bảo tàng Acropolis.
Áo đấu khúc côn cầu của Mike Eruzione: 657.250 USD
Trong Thế vận hội mùa đông năm 1980 tại Lake Placid (New York, Mỹ), Mỹ đã giành chiến thắng trong trận đấu khúc côn cầu được mệnh danh là "phép màu trên băng". Chiếc áo mà Mike Eruzione, đội trưởng và là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định, mặc đã được bán đấu giá với giá 657.250 USD (16 tỷ đồng) vào năm 2013.
Đuốc Olympic trong Thế vận hội Mùa hè Helsinki năm 1952 : 542.818 đô la
Thế vận hội Olympic lần thứ XV năm 1952 (thường được gọi là Thế vận hội Mùa hè Helsinki) là kỳ Thế vận hội thứ hai được tổ chức sau Thế chiến II.
Đuốc Olympic là một món đồ sưu tầm có giá trị, nhưng giá trị của chúng còn phụ thuộc phần lớn vào số lượng được sản xuất. Ví dụ, có hơn 3.800 ngọn đuốc được sản xuất cho Thế vận hội Berlin năm 1936 nhưng chỉ có 22 ngọn đuốc được tạo ra cho Thế vận hội Helsinki năm 1952. Chính điều này khiến chúng trở nên cực kỳ quý giá trong mắt các nhà sưu tập.
Tại cuộc đấu giá của Sotheby, ngọn đuối này đã được bán với giá 420.000 bảng Anh (khoảng 13,6 tỷ đồng) vào tháng 5 năm 2015.
Nguồn: NBCLA News
Đời sống Pháp luật