Không phải Nga, đây mới là nước hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng
Bồ Đào Nha không có mỏ than, giếng dầu hay mỏ khí đốt trong khi hoạt động thủy điện đã bị tê liệt trong năm nay do hạn hán, bên cạnh đó, việc ngắt kết nối từ lâu với phần còn lại của mạng lưới năng lượng châu Âu đã giúp nước này trở thành một hòn đảo năng lượng.
- 06-09-2022Làm việc chưa đến 4 ngày/tuần, người đàn ông 28 tuổi kiếm 189.000 USD một năm từ 7 nguồn thu nhập
- 06-09-2022Gen Z đi làm ở Phố Wall: “Nhập gia tuỳ tục” hay thích gì làm nấy?
- 06-09-2022Lần đầu tiên trong 20 năm, Euro giảm xuống còn 0,99 USD
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến việc Nga ngưng cung cấp khí đốt đến các nước châu Âu, Bồ Đào Nha bất ngờ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe doạ cựu lục địa.
Trong nhiều năm qua, bán đảo Iberia đã bị tách khỏi mạng lưới đường ống và nguồn cung khí đốt giá rẻ lớn của Nga dành cho phần lớn châu Âu. Do đó, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha buộc phải đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và thủy điện và thiết lập một hệ thống phức tạp để nhập khẩu khí đốt từ Bắc và Tây Phi, Mỹ và các nơi khác.
Tua bin gió ở Sintra, Bồ Đào Nha. Ảnh: NY Times
Giờ đây, việc tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế này đã mang lại ý nghĩa đáng kể. Hoàn cảnh thay đổi đang làm thay đổi cán cân quyền lực giữa 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), tạo ra cơ hội cũng như căng thẳng chính trị khi khối này tìm cách chống lại đòn bẩy năng lượng của Nga, xử lý quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo New York Times, khi Brussels đang tìm cách xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng, khả năng cung cấp thêm khí đốt đến châu Âu thông qua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang được chú ý.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những quốc gia châu Âu đầu tiên xây dựng các cảng hiện đại để tiếp nhận các tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng và chuyển hoá trở lại thành khí để cung cấp đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hiện chiếm 1/3 khả năng xử lý khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu. Tây Ban Nha có nhiều cảng nhất và lớn nhất trong khi Bồ Đào Nha có vị trí chiến lược nhất.
Tây Ban Nha cũng có một mạng lưới đường ống lớn vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Algeria và Nigeria, cũng như các cơ sở lưu trữ lớn.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã gặp nhau trong tuần này để thảo luận về giá năng lượng đang tăng chóng mặt của châu Âu. Trong khi đó, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa cho biết đường ống dẫn khí đốt mới từ khu vực Sines tới biên giới Tây Ban Nha có thể giúp châu Âu tự cung tự cấp năng lượng.
NLĐ