Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm
Ngôi trường này có "tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.
- 22-10-2022Thần đồng 11 tuổi thi đỗ ĐH Oxford, 17 tuổi có bằng Tiến sĩ nhưng tuổi thơ không chút tiếng cười
- 25-09-2022Nghề chăm sóc trẻ cho gia đình giàu có: Yêu cầu học vấn phải Oxford hoặc Cambridge
- 24-09-2022Nghề chăm sóc trẻ cho gia đình giàu có: Yêu cầu học vấn phải Oxford hoặc Cambridge
- 23-08-2022Những mỹ nhân thông minh bậc nhất Hollywood: Người IQ 154, người tốt nghiệp song bằng Oxford nhưng ấn tượng hơn là học vấn "công chúa" Anne Hathaway
- 20-08-2022Giảng viên người Việt được phong hàm giáo sư tại Đại học Oxford
Khi nhắc tới trường đại học lâu đời nhất, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới nước Mỹ với Harvard, nghĩ tới châu Âu với những ngôi trường nổi tiếng như Oxford, Cambridge hay là châu Á với Thanh Hoa, Bắc Đại... Nhưng thực tế, danh hiệu này thuộc về Đại học Al-Qarawiyyin - một trường đại học ở Vương quốc Morocco, một quốc gia tại khu vực Bắc Phi.
Không phải Oxford hay Harvard, danh hiệu trường đại học lâu đời nhất thế giới thuộc về Đại học Al-Qarawiyyin của Morocco
Được thành lập bởi con gái một thương gia giàu có
Hơn 1200 năm trước, Mohammed al-Fihri - một thương nhân giàu có ở Qayrawan (Cộng hòa Tunisia ngày nay), cùng gia đình chuyển đến sống tại thành phố Fes (Morocco). Ông là một trong số nhiều người trên khắp khu vực Bắc Phi di cư đến các thành phố thịnh vượng của Morocco. Ông có hai người con gái Fatima al-Fihri và Mariam al-Fihri. Cả hai đều nhận được sự giáo dục rất tốt và kỹ lưỡng từ nhỏ.
Khi Mohammed al-Fihri qua đời, Fatima al-Fihri và Mariam al-Fihri thừa kế gia tài khổng lồ mà cha để lại. Fatima al-Fihri sau đó đã chấp nhận dành toàn bộ tài sản thừa kế của mình để xây dựng một trung tâm giáo dục và nhà thờ Hồi giáo, nơi cộng đồng dân cư có thể đến tìm hiểu và thực hành các nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hồi. Người ta biết không nhiều về Fatima al-Fihri, nhưng câu chuyện của cô đã góp phần làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo thời bấy giờ. Fatima al-Fihri không phải là người phụ nữ duy nhất thành lập trường đại học và nhà thờ hồi giáo, nhưng Đại học Al-Qarawiyyin do cô sáng lập được biết đến là lâu đời nhất.
Chân dung Fatima al-Fihri - người phụ nữ sáng lập ra Đại học Al-Qarawiyyin
Theo ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, Đại học Al-Qarawiyyin thành lập năm 859 sau Công nguyên là tổ chức giáo dục lâu đời nhất thế giới còn hoạt động đến ngày nay. Đây cũng là trường đại học đầu tiên cấp bằng tốt nghiệp cho những người theo học, và nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Trước đây, Đại học Al-Qarawiyyin từng là trung tâm giáo dục và tâm linh hàng đầu của thế giới Hồi giáo ở thành phố Fes, Vương quốc Morocco.
Nơi có thư viện cổ nhất thế giới
Nằm gọn trong khuôn viên Đại học Al-Qarawiyyin, Thư viện cổ Al-Qarawiyyin là nơi lưu giữ hơn 4.000 đầu sách đặc biệt hấp dẫn thuộc các thể loại khác nhau và bản thảo cổ có từ thế kỷ thứ 7, được viết bằng tay của các học giả, nhà nghiên cứu. Trong đó, giá trị nhất là bản kinh Koran được viết bằng ký tự Kufic trên da lạc đà từ thế kỷ 9.
Được biết, hầu hết sách vở, tài liệu cổ đại tại đây đều được giữ trong một môi trường có nhiệt độ cùng độ ẩm được kiểm soát liên tục và có cả hệ thống an ninh nghiêm ngặt. Trong thư viện hiện còn có một phòng nghiên cứu bao gồm những máy móc hiện đại nhất như máy scan kỹ thuật số để nhận dạng những lỗ siêu nhỏ trên giấy hay máy phun ẩm làm hạn chế việc giấy bị nứt. Đặc biệt, cánh cửa sắt dày của thư viện có đến 4 ổ khóa cổ được chạm trổ cầu kỳ và mỗi ổ khóa đều có một chìa khóa riêng, sở hữu bởi bốn người khác nhau. Do đó, để vào được bên trong thư viện thì phải cần cả 4 người với 4 chìa khóa khác nhau có mặt cùng một lúc.
Bên trong Thư viện Al-Qarawiyyin
Ông Abdelfattah Bougchouf- người phụ trách Al-Qarawiyyin đang mở một cuốn sách cổ tại thư viện
Là nơi đào tạo ra những nhân tài nổi tiếng
Suốt lịch sử nghìn năm của mình, Đại học Al-Qarawiyyin là nơi sản sinh ra nhiều học giả nổi tiếng. Họ là những trí thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử trí tuệ và các lĩnh vực học thuật của thế giới nói chung và những người theo Hồi giáo nói riêng. Một số tên tuổi lớn có thể kể đến bao gồm: Abu Madhab Al-Fasi (người nổi tiếng với trường phái tư tưởng Maliki), nhà văn Ibn Rushayd al-Sabti, nhà thần học Mohammed Ibn al-Hajj al-Abdari al-Fasi, nhà địa lý Muhammad al-Idrisi, nhà thiên văn Nur ad-Din al-Bitruji,…
“Gerbert of Aurillac (930-1003), người sau này trở thành Giáo hoàng Sylvester II của Giáo hội Công giáo, cũng từng là sinh viên tại Đại học Al-Qarawiyyin. Ông là người có công lớn trong việc truyền bá việc sử dụng số 0 và các chữ số Ả Rập sang châu Âu”, theo Quỹ Khoa học, Công nghệ và Nền văn minh (FSTC) có trụ sở tại Anh.
Một số điều thú vị khác về Đại học Al-Qarawiyyin
Đại học Al-Qarawiyyin ban đầu chỉ là nơi để người Hồi giáo ở thành phố Fes thực hành đức tin của họ, đồng thời giúp họ mở rộng thêm kiến thức về các vấn đề tâm linh. Nhưng sau đó, Đại học Al-Qarawiyyin ngày càng trở nên nổi tiếng. Cộng đồng người Hồi giáo trải dài từ Tây Ban Nha đến Ấn Độ bắt đầu tìm đến ngôi trường này để học tập. Từ lời chỉ dẫn của Kinh Qur’an, Đại học Al-Qarawiyyin mở rộng nội dung giảng dạy sang cả ngữ pháp tiếng Ả Rập, thư pháp, toán học, âm nhạc, hóa học, luật pháp, huyền học, y học, thiên văn học, lịch sử, địa lý và hùng biện...
Đại học Al-Qarawiyyin nổi bật với lớp ngói màu xanh
Với danh tiếng của mình, Đại học Al-Qarawiyyin nhận được sự quan tâm của nhiều vị vua và thương nhân giàu có, những người hy vọng sẽ mang đến cho con cái của họ nền giáo dục tốt nhất. Họ trở thành người bảo trợ của Đại học Al-Qarawiyyin với khoản tiền trợ cấp hào phóng, quà tặng, đặc biệt là sách và bản thảo - những thứ khá khan hiếm trong thế kỷ thứ 9.
Số lượng đơn đăng ký vào Đại học Al-Qarawiyyin khá lớn. Do đó, hội đồng nhà trường buộc phải xây dựng một qui trình tuyển chọn nghiêm ngặt. Nhiều điều kiện đầu vào khắt khe vẫn còn áp dụng cho đến tận ngày nay. Ví dụ, các ứng viên phải ghi nhớ toàn bộ Kinh Qur’an nếu muốn nhập học.
Năm 1963, Đại học Al-Qarawiyyin chính thức trở thành trường đại học công lập, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục Morocco. Ngày nay, nó phát triển thành một trong những trường đại học hàng đầu về khoa học tự nhiên, thu hút hàng chục nghìn sinh viên theo học mỗi năm.
Một vài hình ảnh khác về Đại học Al-Qarawiyyin:
Với lịch sử gần 1200 năm, mọi ngóc ngách của Đại học Al-Qarawiyyin đều nhuốm màu cổ kính
Tổng hợp
Trí thức trẻ