Hé lộ tham vọng "khủng" mà Nga đang ấp ủ từ lời phát biểu của Tổng thống Putin
Các chuyên gia nhận định rằng Nga ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc nhưng sẽ không tham gia vì có một lí do riêng.
- 27-11-2023Nga lập kỷ lục mới về cung cấp khí đốt cho Trung Quốc
- 26-11-2023Đưa bộ lưu trữ nặng 1.300 tấn xuống độ sâu 35 mét dưới nước...chỉ trong 3 tiếng, Trung Quốc gây chấn động khi xây dựng trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển đầu tiên trên thế giới
- 26-11-2023Chúng ta biết gì về bệnh viêm phổi trên trẻ em đang gây lo ngại ở Trung Quốc?
- 26-11-2023Mông Cổ sẽ xây 7 cảng mới để tăng cường kết nối với Nga – Trung Quốc
Tuyên bố của ông Putin
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại vị trí trung tâm của hội nghị thượng đỉnh kỉ niệm 10 năm thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, ông đã chỉ ra sự liên kết của sáng kiến này với dự án hội nhập khu vực của Moscow, Quan hệ Đối tác Á-Âu mở rộng.
Theo các nhà phân tích, Moscow ủng hộ kế hoạch thương mại và cơ sở hạ tầng toàn cầu của Bắc Kinh nhiều hơn là “tham gia” vì nước này muốn phát triển phiên bản riêng của Nga. Việc này có thể trùng với tầm nhìn của Trung Quốc nhưng không phụ thuộc vào sự tham gia của Trung Quốc.
Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh vào tháng trước, ông Putin cho biết sáng kiến của Trung Quốc “phù hợp với ý tưởng của Nga về việc tạo ra một đường hội nhập nhằm đảm bảo tự do thương mại, đầu tư, việc làm và bổ sung cơ sở hạ tầng kết nối”.
Ông cho biết Moscow đang hợp tác với các đối tác nước ngoài để xây dựng các tuyến đường sắt từ miền Trung Siberia về phía nam tới Trung Quốc, Mông Cổ và các cảng biển ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tổng thống Putin nói: “Vành đai và Con đường phù hợp với ý tưởng của chúng tôi về việc tạo ra Quan hệ Đối tác Á-Âu mở rộng như một lĩnh vực hợp tác và tương tác giữa các quốc gia có cùng quan điểm và sự liên kết với các quá trình hội nhập khác nhau”.
Ông nhắc tới các khối hợp tác hoan nghênh sự tham gia của Nga, bao gồm sáng kiến Vành đai và Con đường – siêu dự án mà Trung Quốc đã rót khoảng 1 nghìn tỷ USD đầu tư, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU).
Mục tiêu của Nga
Chuyên gia quan hệ quốc tế Andrew Korybko cho biết: “Ông Putin coi Vành đai và Con đường là yếu tố bổ sung cho tầm nhìn Quan hệ Đối tác Á-Âu mở rộng của Nga, trong đó đề cập đến quan điểm của ông về việc hội nhập siêu lục địa một cách hòa bình thông qua mở rộng thương mại song phương và các thể chế ngoài phương Tây như SCO”.
Ông Korybko cho rằng, bằng cách mang lại cho các quốc gia trong khu vực những lợi ích khách quan, Nga muốn họ tham gia vào “mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau phức tạp” đến mức không có những rạn nứt đủ lớn để quốc gia khác khai thác.
“Kế hoạch Vành đai và Con đường thúc đẩy mục tiêu này ở quy mô mà Nga không có khả năng thực hiện, nhờ vào nguồn vốn khổng lồ của Trung Quốc khi nước này đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các loại dự án kết nối khác”, ông Korybko nói.
Theo Anna Kireeva, phó giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moscow do Bộ Ngoại giao Nga điều hành, Nga đã tìm cách riêng để hợp tác với Bắc Kinh về sáng kiến này.
Tuy nhiên, bà lưu ý rằng Moscow chưa chính thức tham gia kế hoạch Vành đai và Con đường.
“Nga đã chọn phương thức điều phối EAEU - một dự án hội nhập do Nga dẫn đầu - với Vành đai Con đường. Điều này cho phép Moscow theo đuổi chương trình nghị sự hội nhập của riêng mình thông qua Quan hệ đối tác Á-Âu mở rộng, đồng thời để ngỏ cánh cửa cho quan hệ hợp tác với Trung Quốc”, bà nói.
Korybko cho biết Moscow hoàn toàn hiểu rằng dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh có thể hạn chế vị thế cường quốc thương mại của Nga đối với các nước thuộc Liên Xô cũ, nhưng Nga đánh giá cao sự ổn định và phát triển mà nguồn tài trợ mà Trung Quốc có thể mang lại.
“Do đó, việc ông Putin ủng hộ Vành đai Con đường có thể được hiểu là sự chấp nhận ngầm của Nga đối với sự suy giảm ảnh hưởng trước đây của nước này ở các nước cộng hòa Trung Á, miễn là điều này chỉ có ý nghĩa về kinh tế và góp phần ổn định không gian chiến lược này thông qua cải thiện rõ rệt cuộc sống của người dân”, ông nói.
Tăng cường hợp tác
Nga cho biết thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 30% trong nửa đầu năm nay và dự kiến sẽ vượt 200 tỷ USD vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, ông Korybko nhận định Moscow sẽ không muốn Trung Quốc trở thành bên tham gia then chốt trong kế hoạch của Nga về Tuyến đường biển phía Bắc – tuyến đường vận chuyển dài 5.600km giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Ông Korybko cho rằng Ấn Độ sẽ “tiếp quản” hoạt động này.
“Ấn Độ đã đầu tư vào một số dự án năng lượng ở Bắc Cực của Nga và có thể được khuyến khích tăng quy mô đầu tư để theo kịp các dự án sắp tới của Trung Quốc, điều này sẽ ngăn kịch bản Bắc Kinh trở thành quốc gia độc quyền ở đó”, ông nói.
Nga vẫn có ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực. Tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh vào tháng trước, ông Putin đã hội đàm với một số nhà lãnh đạo Đông Nam Á.
Theo ông Korybko, bằng cách mời cả Bắc Kinh và New Delhi tham gia vào các tuyến đường thương mại của mình, Moscow đang báo hiệu rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng nên được ưu tiên hơn so với cạnh tranh địa chính trị.
Zoon Ahmed Khan, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược Vành đai và Con đường của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho biết các kế hoạch của ông Putin phù hợp với tầm nhìn mà Trung Quốc đã nêu về chương trình Vành đai và Con đường, đó là lập kế hoạch, xây dựng và cùng hưởng lợi với các quốc gia thành viên.
Ông Khan cho biết các kế hoạch kết nối Á-Âu của Nga “về cơ bản không khác biệt” so với các dự án Vành đai và Con đường hiện có, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh cũng khuyến khích hợp tác, thay vì cạnh tranh, với chương trình Build Back Better World của nhóm G7 và Global Gateway của Liên minh Châu Âu.
Tham khảo SCMP
Nhịp sống Thị trường