MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không thi Đại học, không bị bố mẹ ép buộc, sinh viên nước ngoài chọn ngành, chọn trường như thế nào?

01-12-2018 - 15:17 PM | Sống

Việc học đại học, học ngành nào hay đi học nghề, đi làm tự do... luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của cả xã hội. Vậy những yếu tố quyết định chọn nghề, chọn trường và chọn ngành nào sẽ được sinh viên quốc tế cân nhắc?

Chọn Đại học, chọn ngành học hay chọn đi học nghề là quyết định quan trọng, khó khăn đối với phần lớn học sinh vừa tốt nghiệp THPT, vì nó ảnh hưởng nghề nghiệp, thu nhập tương lai, cũng như mức độ thành công trong tương lai của mỗi người.

Không thi Đại học, không bị bố mẹ ép buộc, sinh viên nước ngoài chọn ngành, chọn trường như thế nào? - Ảnh 1.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh đứng trước lựa chọn hoặc thi đại học hoặc lựa chọn khác như học nghề, đi làm tự do...

Cuộc thi tuyển vào các trường đại học trên khắp thế giới luôn được quan tâm của cả xã hội. Vậy những yếu tố quyết định chọn nghề, chọn trường, chọn ngành nào sẽ được các bạn trẻ nước ngoài cân nhắc?

Theo số liệu của cuộc nghiên cứu sinh viên quốc tế (ISS) hàng năm được thực hiện dựa trên dữ liệu tham gia của gần 67.000 sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới, hầu hết sinh viên quốc tế hiểu rõ lý do họ quyết định học tiếp lên đại học thay vì đi làm hay có lựa chọn khác. 60% người tham gia hiểu rõ bản thân trả lời rằng họ học tập vì đam mê với nghề đã chọn và mong muốn phát triển trong tương lai. 55% cho rằng muốn có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Chỉ 9% mơ hồ cho rằng vì gia đình, bạn bè, người thân đều đi học.

Không thi Đại học, không bị bố mẹ ép buộc, sinh viên nước ngoài chọn ngành, chọn trường như thế nào? - Ảnh 2.

Hầu hết sinh viên quốc tế hiểu rõ lý do họ quyết định học tiếp lên đại học thay vì đi làm hay lựa chọn khác

Về việc lựa chọn trường đại học, kết quả nghiên cứu sinh viên toàn cầu cũng cho thấy hai yếu tố quan trọng được cân nhắc nhiều nhất khi chọn trường chính là chất lượng giảng dạy và chính sách học bổng. Những yếu tố khác được cân nhắc như danh tiếng của trường, tỉ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có được việc làm lương cao, hỗ trợ sinh viên tìm việc, môi trường thân thiện và được người thân giới thiệu. Để quyết định xem trường đại học đó có chất lượng giảng dạy tốt hay không, 70% người được hỏi cho rằng nó phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải có công cụ giảng dạy tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, cung cấp phương pháp học trực tuyến đem lại cơ hội học tập rộng mở, linh hoạt cho sinh viên.

Ở Mỹ thường không tổ chức các kỳ thi đại học chung. Khi đã hoàn thành đủ tín chỉ cấp Phổ thông trung học, muốn vào đại học, ngoài điểm trung bình của các môn khi tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh còn phải viết các bài luận tự chọn, thi các môn SAT gồm Toán và Tiếng Anh và thi các môn tự chọn mà mình nắm chắc gọi là SAT - 2 (Toán, Lý hoặc Sử... tùy theo yêu cầu của các trường đại học và các ngành mình xin học) để được xét vào đại học. Sau khi đã có kết quả các môn thi trên đây, để vào đại học, học sinh có thể tuỳ ý gửi hồ sơ cho nhiều trường (4 trường được miễn phí, quá 4 trường thì nộp lệ phí từ 50 USD đến 80 USD).

Không thi Đại học, không bị bố mẹ ép buộc, sinh viên nước ngoài chọn ngành, chọn trường như thế nào? - Ảnh 3.

Thay vì thi đại học, học sinh trung học ở Mỹ thi SAT

Tổng số chương trình học thuật của các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ lên đến gần 1.500. Mỗi 10 năm, con số này lại tăng thêm 355 nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Chính vì số lượng ngành học lớn nên sinh viên Mỹ có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng cũng khiến họ khó đưa ra quyết định. Quy định về việc chọn ngành ở Mỹ khá khác với Việt Nam, tạo thuận lợi nhất cho người học. Sinh viên Mỹ thường chỉ phải chọn chuyên ngành vào cuối năm học thứ nhất hoặc thứ hai. Hai năm đầu, sinh viên có thể tuỳ ý tham gia các khóa học họ hứng thú, dành thời gian xác định đam mê, cũng như năng lực của bản thân trước khi quyết định. Các thầy cô tại đây cũng thường khuyến khích sinh viên chọn các lớp ở nhiều ngành khác nhau để phát triển bản thân toàn diện, đồng thời có thêm nhiều sự lựa chọn khi quyết định chuyên ngành.

Theo Nguyễn Vân

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên