Không tránh được những lúc hồ đồ, Gia Cát Lượng phải ôm hối hận tiếc nuối một đời vì lấy nhầm người, tin sai người và theo nhầm người
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về 3 lựa chọn sai lầm của Gia Cát Lượng.
- 24-04-2021Chỉ bằng 1 câu đơn giản, tỷ phú giàu nhất thế giới chỉ ra sự thật tàn khốc mà hầu hết mọi người không hiểu: Ngẫm ra càng sớm, mục tiêu làm giàu càng gần
- 24-04-2021Từ cậu sinh viên không định hướng đến "top 100 người giàu nhất Thâm Quyến", bí quyết của CEO 30 tuổi là sự nghiêm túc, không cho phép sai sót nhỏ nào trong công việc
- 24-04-2021Từ “con nợ” đến “bậc thầy kiếm tiền”: Biết thay đổi tư duy, bạn vẫn sẽ trở nên giàu có ngay cả khi nợ ngập đầu
- 22-04-2021Có người cho bạn vay tiền không lấy lãi, bạn quyết định ứng bao nhiêu? Câu trả lời chỉ ra tư duy khác biệt về tiền bạc của người giàu, kẻ nghèo
Nhắc đến Gia Cát Lượng, chúng ta không thể không khâm phục tài năng trí dũng song toàn cùng sự trung thành tận tụy của ông.
Khi còn sống đã có nhiều ghi chép lại về những truyền kỳ trong đời ông như "thuyền cỏ mượn tên", "thất cầm Mạnh Hoạch"… Đến khi Gia Cát Lượng qua đời ông cũng để lại truyền kỳ lịch sử "Gia Cát Lượng chết vẫn dọa chạy Trọng Đạt", dọa quân đội của Tư Mã Ý phải lùi lại 30 dặm.
Nhưng người thông minh đến mấy cũng phải có lúc hồ đồ.
Chúng ta sẽ cùng bàn về 3 việc tiếc nuối nhất trong cuộc đời của Gia Cát Lượng. Những việc này khiến ông mãi đến khi chết vẫn canh cánh trong lòng, đây cũng là một phần lý do khiến Gia Cát Lượng đến cuối cùng vẫn không thể hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.
Vậy 3 việc đáng tiếc ấy là những việc gì?
Việc đáng tiếc thứ nhất là Gia Cát Lượng lấy nhầm người
Yêu cái đẹp là điểm chung của tất cả đàn ông trên thế giới, Gia Cát Lượng là người tài giỏi như vậy, đáng lẽ bên cạnh ông phải là mỹ nhân tuyệt sắc giai nhân mới sánh ngang được với trí tuệ hơn người của Gia Cát Lượng, nhưng Gia Cát Lượng lại cưới một người vợ vô cùng xấu xí là Hoàng Nguyệt Anh.
Tuy rằng Hoàng Nguyệt Anh có tài trí vô song, nhưng bà cũng xấu xí vô cùng, khó mà khiến cho Gia Cát Lượng động lòng. Cả cuộc đời Gia Cát Lượng vẫn chưa gặp được người phụ nữ nào phù hợp với bản thân, đây có lẽ mới là điều tiếc nuối của ông.
Việc đáng tiếc thứ hai là tin sai người
Gia Cát Lượng cả đời dùng người vô cùng cẩn thận, không bao giờ tùy tiện dùng sai người, cũng tức là giống như "nghi người thì không dùng, dùng người thì không nghi".
Nhưng cũng đã có lúc ông không tránh khỏi sai sót, khiến thuyền lật trong mương. Sai lầm trong việc dùng Mã Tắc đã khiến của chiến dịch Bắc phạt khi đó của Gia Cát Lượng rơi vào thất bại.
Mã Tắc cũng giống như Triệu Quát có tài dùng binh trên giấy, chỉ có lí thuyết sách vở còn kinh nghiệm thực tế thì thiếu sót rất nhiều.
Trước khi qua đời, Lưu Bị cũng đã nhắc Gia Cát Lượng không được trọng dụng Mã Tắc. Ấy thế nhưng trong lần Bắc phạt đầu tiên, Gia Cát Lượng đã làm trái lời dặn của Lưu Bị, cử Mã Tắc đảm đương vị trí tiên phong.
Thực ra, nếu như Mã Tắc cẩn thận từng bước theo kế hoạch của Thừa tướng, hẳn đã có thể đã giúp Thục quốc mở mang bờ cõi, củng cố vị trí của mình, đồng thời dần dần xâm chiếm thế lực của Ngụy quốc.
Tuy nhiên một Mã Tắc không có mấy kinh nghiệm thực chiến nhưng lại nóng lòng muốn thể hiện hiểu biết của bản thân, ngang ngạnh cố chấp, qua loa khinh địch, làm trái kế hoạch tác chiến đã đề ra, đã dẫn đến việc đánh mất Nhai Đình, gây nên đại họa. Việc này khiến cho một Thục quốc đã lung lay sắp đổ lại càng trở nên khó khăn hơn, đẩy Thục quốc rơi vào con đường diệt vong nhanh hơn.
Dùng sai người khiến Nhai Đình thất thủ, việc này chính là việc đáng tiếc thứ hai trong đời Gia Cát Lượng.
Việc đáng tiếc thứ ba là Gia Cát Lượng phò tá sai chủ
Dựa vào tài năng, trí tuệ và danh tiếng của Gia Cát Lượng, nếu như ông đầu quân cho minh chủ như Tào Tháo hay Tôn Quyền, thì đã có thể thoải mái phát huy, bộc lộ hết tài hoa của bản thân, chỉ tiếc là Gia Cát Lượng lại chọn theo phò tá một người giả nhân giả nghĩa như Lưu Bị.
Lưu Bị mở miệng là nhân nghĩa đạo đức, nhưng điều ông ta nói là việc ông ta làm lại không giống nhau, Lưu Bị luôn tự xưng bản thân vì lê dân bách tính, vì chấn hưng nhà Hán, nhưng thực tế lại chỉ vì dã tâm của chính bản thân, vì sự ích kỷ của bản thân.
Gia Cát Lượng là một người trung nghĩa, dù cho biết là chọn sai người nhưng ông vẫn bên cạnh theo Lưu Bị đến cuối cùng, nhưng điều đó cũng đã trở thành tâm bệnh của chính ông.
Trí thức trẻ