Không trụ nổi ở quê nhà, một hãng xe Trung Quốc chọn châu Âu để làm lại từ đầu
Câu chuyện kỳ lạ có một không hai xoay quanh Aiways có lẽ là lần đầu tiên một hãng xe không thể tìm được chỗ đứng và buộc phải tháo chạy khỏi chính sân nhà của mình.
- 17-05-2024Vừa bị Mỹ áp thuế 100% đối với xe điện, các hãng xe Trung Quốc lập tức đổ xô đến 2 quốc gia này
- 16-05-2024Ford Territory 2024 lộ diện: Mặt trước long lanh, trông như xe điện, về Việt Nam sẽ dễ thành bom tấn, làm khó CX-5, CR-V
- 16-05-2024Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?
Các thương hiệu quốc tế có mặt tại Trung Quốc đã phải chịu sức ép nghẹt thở tại quốc gia này từ khi xe điện nội địa lên ngôi. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt này cũng khiến chính các thương hiệu xe điện từ nhỏ tới vừa của Trung Quốc mất dần chỗ đứng.
Yếu tố trên vừa khiến một hãng xe Trung Quốc quyết định thực hiện động thái có một không hai, đó là... rút lui khỏi chính thị trường sân nhà. Aiways là thương hiệu đưa ra quyết định kỳ lạ trên.
Theo tờ Autocars của Anh Quốc, thương hiệu này đã lường trước được sự khó khăn tại sân nhà trong bối cảnh BYD và nhiều thương hiệu lớn hút phần lớn thị phần về phía mình. Do đó, hãng đã xây dựng sẵn tổng hành dinh châu Âu tại Đức để làm trụ sở vận hành sau này.
Aiways là một trong vô vàn các hãng xe điện Trung Quốc muốn tạo dựng chỗ đứng của mình tại sân nhà nhưng không thể. Ảnh: Aiways
Về phần Aiways, hãng cho biết sẽ ngừng bán xe tại Trung Quốc. Họ chỉ sản xuất xe tại sân nhà rồi sau đó xuất khẩu xe sang các thị trường châu Âu nơi cạnh tranh, theo hãng, ít khắc nghiệt hơn. Từ năm ngoái, họ đã buộc phải tạm ngừng sản xuất vì gặp khó khăn tài chính. Trong giai đoạn chuyển giao hiện tại, hãng đang phát triển SUV giá rẻ để dễ tiếp cận người dùng khu vực hơn.
Hồi tháng 2 năm nay, trang South China Morning Post công bố chỉ có một vài thương hiệu xe điện lớn ở nước này là có lãi. Một số ví dụ có thể kể đến là BYD và Li Auto.
Theo tính toán của một tờ báo Trung Quốc khác là China Business News vào cuối năm ngoái, ít nhất 15 hãng xe điện Trung Quốc với tổng sản lượng thường niên 10 triệu xe sẽ phá sản hoặc bị thâu tóm trong năm nay.
Những thương hiệu nhỏ lẻ như Aiways cũng phải chịu áp lực từ Chính phủ Trung Quốc. Trong những ngày cuối tháng 1/2024, chính phủ nước này xác nhận sẽ kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp xe điện nước nhà. Theo lý giải của Trung Quốc, nhu cầu mua xe ngoài Trung Quốc không đủ lớn so với tốc độ tăng trưởng của xe điện nước này hiện tại.
Yếu tố này thể hiện khá rõ qua việc sản lượng xe điện Trung Quốc đang vượt xa so với nhu cầu mua và sử dụng của người Trung Quốc, dẫn tới sự xuất hiện của các bãi đỗ trữ xe khổng lồ. Trong tương lai, các hãng xe có thể giải quyết phương tiện tồn đọng bằng cách xuất khẩu nhưng giờ phương án này chưa khả thi.
Với chính sách mới, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng ra mắt xe điện mới vô tội vạ. Đối tượng mà hạn chế này nhắm tới là doanh nghiệp địa phương nhỏ lẻ. Chính sách này "vô tình" khiến sức mạnh của nền công nghiệp xe điện Trung Quốc thu về các thương hiệu lớn.
Đời sống & pháp luật