MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu vực nào thuộc khu trung tâm lõi đô thị TP.HCM (khu 930ha) được xây cao nhất?

20-08-2019 - 16:04 PM | Bất động sản

UBND TPHCM đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và Quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu 930ha, đề xuất phân nhóm các công trình về số tầng cao tối đa được phép xây dựng trong khu này.

Việc phân nhóm này cũng nhằm ngăn chặn các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chọn giải pháp thiết kế chừa trống các ô sàn và sau khi nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng sẽ thực hiện lấp ô thông tầng để tăng diện tích sàn sử dụng của công trình, dẫn đến gia tăng áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phá vỡ quy hoạch khu 930ha đã được duyệt, tiềm ẩn nguy cơ cháy lan, cháy lớn và nguy hiểm cho người và công trình.

Khu trung tâm hiện hữu 930 ha của TPHCM có vai trò là "hạt nhân" đô thị của thành phố khi vị trí bao gồm các hàng chục phường thuộc các quận trung tâm như quận 1, quận 3, quận 4, quận Bình Thạnh. Khu 930ha chia 5 phân khu chức năng, nhưng tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công.… của thành phố.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, sau khi được duyệt quy hoạch, từ năm 2013, Khu 930ha đã hình thành quy chế quản lý kiến trúc để triển khai và hiện đã sang giai đoạn thiết kế xây dựng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án xin triển khai xây dựng của nhiều tổ chức, cá nhân có công trình, dự án trong Khu 930ha, Sở đã ngồi lại cùng nhiều Sở ngành phát hiện vấn đề lo ngại.

Nhiều chủ đầu tư đã “lách” trong thiết kế bằng chiêu “khoét lỗ” tức tạo ô trống ở sàn của mỗi tầng nhằm đáp ứng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất theo quy chế kiến trúc Khu 930 ha để tăng số tầng cao hơn.

Các dự án đã được TPHCM chấp thuận chỉ tiêu trước khi có quy hoạch 1/2.000 và quy chế này thì được thực hiện theo các chỉ tiêu đó khi cấp phép xây dựng. Nếu dự án có thay đổi thì áp dụng theo định hướng đã được chấp thuận hoặc quy hoạch 1/2.000 và quy chế để tạo sự đồng bộ với các công trình lân cận. Các trường hợp này đều phải thông qua Hội đồng QH-KT TPHCM trước khi báo cáo TPHCM.

Khu vực được xây cao nhất khu trung tâm 930 ha thuộc về 12 ô phố lõi trung tâm thuộc phân khu 1 với chiều cao tối đa tới 150-160 m. Ví dụ như ô phố Hồ Huấn Nghiệp - Đồng Khởi - Ngô Đức Kế có tầng cao tối đa 150 m. Trong khi đó, bảy ô phố thuộc phân khu 4 được xây thấp nhất. Ví dụ như ô phố Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu tầng cao tối đa 25 m.

Nam Phong

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên