MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng bố làm 5 người chết ở London, lời nhắc cho cái giá phải trả đằng sau quyết định Brexit

23-03-2017 - 10:24 AM | Tài chính quốc tế

Vụ khủng bố tại London ngày hôm qua là một lời lập luận mạnh mẽ về sự trường tồn của mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Liên minh châu Âu dưới ánh sáng của sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh và âm mưu khủng bố trên khắp các thủ đô từ Paris đến Berlin.

Thủ tướng Anh Theresa May đã nhận được một lời nhắc nhở sắc bén về rủi ro an ninh mà bà chia sẻ với những người đồng minh châu Âu sắp ly dị.

Cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất vào đất nước Anh kể từ năm 2005 đã diễn ra khi mà chỉ cách thời điểm bà dự kiến kích hoạt Brexit 1 tuần trước và cũng là 1 năm sau vụ đánh bom liều chết ở Brussels.

Đối với bà May - người cho đến 8 tháng trước vẫn đang đảm nhiệm chức vụ giữ an toàn cho đất nước, vụ khủng bố tại London ngày hôm qua là một lời lập luận mạnh mẽ về sự trường tồn của mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Liên minh châu Âu dưới ánh sáng của sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh và âm mưu khủng bố trên khắp các thủ đô từ Paris đến Berlin.

"Kể từ vụ khủng bố Brussels, mức độ đe dọa ở EU chỉ có tăng lên", Soufan Group nói trong một tuyên bố sáng ngày hôm qua.

Mô phỏng vụ tấn công ở London.

Theo báo cáo của Trung tâm Quốc tế chống Khủng bố có trụ sở tại Hague, Hà Lan, khoảng 4.000 chiến binh nước ngoài từng rời khỏi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) để đến Iraq và Syria và một số lượng chưa được xác minh đã trở về nước. Điều đó cho thấy cơ quan an ninh tình báo của châu Âu đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức,

Nước Anh đã nhận được một lời nhắc nhở mà họ thừa biết từ trước. Hôm thứ 3, Anh cùng với Mỹ đưa ra lệnh cấm hành khách đến từ 6 quốc gia Trung Đông đem các thiết bị điện tử lên máy bay với lý do là các nhóm khủng bố như IS và al-Qaeda có thể dấu bom trong các đồ vật điện tử.

Cơ quan an ninh và cảnh sát đã gây áp lực đối với giới làm chính sách ở Anh để việc chia sẻ tình báo không bị cản trở bởi tiến trình Brexit.

Anh đã ký một thỏa thuận chia sẻ tình báo với các quốc gia bên ngoài EU trong đó có Liên minh tình báo Five Eyes (bao gồm Mỹ, Australia, Canada, New Zealand). Đây có thể là hình mẫu cho những thỏa thuận trong tương lai giữa Anh với các quốc gia EU.

"Người Anh vẫn thường tự hào về bộ máy an ninh tình báo quốc gia là tổ chức mà nhiều quốc gia muốn chia sẻ thông tin", Brian Painter - giám đốc điều hành công ty an ninh và rủi ro Discreet Help cho biets. "Tôi không cho rằng nó sẽ bị ảnh hưởng bởi Brexit".

Kế hoạch chia tay

Tuy nhiên, giới chức EU đang hối thúc khối chuẩn bị cho sự ra đi của UK mà không có thỏa thuận về bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào.

6 tiếng sau khi tiếng súng đầu tiên được báo cáo nổ ra bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh, bà Thủ tướng Anh đã tuyên bố với cả nước rằng mức đe dọa khủng bố sẽ không thay đổi kể từ tháng 8/2014. Cho ngày hôm qua, nước Anh đã làm rất tốt việc ngăn chặn các cuộc tấn công vào người dân thường có thể nhìn thấy ở Đức, Brussels và Paris trong 2 năm qua. Chính quyền Anh đã ngăn chặn 13 vụ tấn công trong suốt 4 năm qua.

Tuy nhiên, quan chức an ninh từng nói rằng, vào một thời điển nào đó, một cuộc tấn công khủng bố sẽ xảy ra trên nước Anh và cuối cùng thì điều đó cũng đã xảy ra.

Căng thẳng trong đàm phán Brexit đã được đặt sang một bên khi mà các quan chức châu Âu lần lượt thể hiện tình đoàn kết và gửi lời chia buồn đến Anh trong các phát biểu của mình.

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng "Trong khi lý do khủng bố vẫn chưa được làm rõ. Tôi muốn thay mặt nước Đức và người dân Đức nói rằng chúng ta sát cánh với phía Anh trong cuộc chiến chống mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố".

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Matthias Fekl cũng tuyên bố: "Nước Pháp sẵn sàng giúp đỡ "ngọn hải đăng của nền dân chủ". Trong vụ khủng bố hôm qua có 3 sinh viên người Pháp bị thương.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên