Khủng hoảng lạm phát ở Nhật khiến người dân lao đao: Quần áo mới không dám mua, nhìn hóa đơn tiền điện cũng đủ khóc ngất
Người dân Nhật Bản đang rơi vào tình trạng khó khăn khi đồng yên 'yếu' hơn so với trước đây.
- 04-11-2021Một cuộc khủng hoảng đang đe dọa "nhấn chìm" kinh tế toàn cầu, khiến các NHTW tiến thoái lưỡng nan vì nguy cơ trì trệ đi kèm với lạm phát
- 13-10-2021Thiếu điện, thiếu xăng, thiếu chip, thiếu hàng hóa, thiếu cả nhân công: Một cuộc "khủng hoảng thiếu" đang bao trùm kinh tế thế giới, liệu có xảy ra đại lạm phát?
- 01-10-2021Wall Street Journal: Chìm trong khủng hoảng điện, Trung Quốc sẽ gây áp lực lạm phát lớn cho cả thế giới
Đồng yên "yếu" hơn từ lâu được coi là một lợi ích cho nền kinh tế Nhật Bản, giúp thúc đẩy hệ thống xuất khẩu của đất nước và mang lại sự giàu có. Thế nhưng, một đồng tiền “thiếu máu” giờ đây lại trở thành lời nguyền hơn là phước lành.
Khác với trước đây, một đồng tiền rẻ hơn hiện tại không còn có khả năng thúc đẩy xuất khẩu do các công ty Nhật Bản đa phần đã chuyển quy trình sản xuất ra nước ngoài. Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chỉ số giá nhập khẩu của Nhật Bản, dựa trên các giao dịch của doanh nghiệp, đã tăng khoảng 30% trong năm vì giá tài nguyên thiên nhiên đều tăng cao, trong khi chỉ số giá xuất khẩu chỉ tăng 10%. Mọi thứ đã thay đổi và sự tác động của một đồng yên "yếu" đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với các hộ gia đình.
Giá trị đồng yên bị sụt giảm khiến người dân Nhật lao đao.
Giá nhiên liệu tăng kéo theo hoá đơn tiền điện hàng tháng
Trước đó ghi nhận giá xăng dầu đã có dấu hiệu giảm nhẹ so với ngưỡng cao nhất kể từ khi chịu tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, sự suy yếu mạnh của đồng yên có khả năng sẽ tiếp tục tăng áp lực lên chi phí nhiên liệu nhập khẩu trong thời gian tới. Đồng yên đã sụt giảm giá trị nhanh chóng sau 7 năm.
Các bên phụ trách nhập khẩu năng lượng tại Nhật Bản đang cảnh báo rằng đồng yên giảm có thể làm trầm trọng thêm chi phí nhiên liệu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính họ và tăng giá cho người tiêu dùng.
Tiền điện hàng tháng tại Nhật cũng leo thang
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nhấn mạnh rằng cần phải cấp bách kiểm tra xem liệu đồng yên "yếu" hơn có gây hại cho nền kinh tế hay không. Ông chỉ ra rằng chính phủ đang rất lo ngại về sự trượt giá gần đây của đồng tiền này.
Hóa đơn tiền điện của Nhật Bản đang tăng đều hàng tháng do chi phí nhiên liệu cao hơn và suy yếu của đồng yên đang khiến điều đó trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Giá dầu thô tính theo đồng yên Nhật đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, trong khi giá nhiên liệu tính theo đồng đô la Mỹ tăng khoảng 75% so với cùng kỳ.
Người Nhật lao đao vì đến giá quần áo cũng tăng
Những người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm nhập khẩu đã trở nên nhạy cảm hơn với mức giá cao bị đội lên không tưởng do đồng yên suy yếu. Giá quần áo hiện nay cũng tăng mạnh.
Theo chỉ số giá tiêu dùng do Bộ Nội vụ tổng hợp, giá hàng may mặc đã tăng 9% trong 10 năm qua. Giá quần áo phụ nữ đã tăng 13%, trong đó giá của một chiếc váy tăng 17%. Biến động tiền tệ ảnh hưởng mạnh đến giá quần áo ở Nhật Bản vì 98% quần áo đều được nhập khẩu.
Quần áo không phải là mặt hàng duy nhất chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng. Theo đó, giá của máy điều hòa không khí với 60% trong số đó được nhập khẩu, đã tăng 21% trong thập kỷ qua, gần gấp bốn lần tỷ lệ lạm phát chung đối với tất cả các mặt hàng khác.
Đồng tiền mất giá khiến người dân Nhật phải thay đổi lối sống.
Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, các hộ gia đình ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu hiện chiếm 34% trong các mặt hàng tiêu dùng lâu bền, chẳng hạn như đồ gia dụng và đồ nội thất đều tăng 1,7 lần so với một thập kỷ trước đó. Tỷ lệ này đối với thực phẩm, quần áo và các mặt hàng tiêu dùng khác cao hơn 1,4 lần.
Vào thời điểm kinh tế đang suy thoái với mức lương thấp, việc giá của các nhu yếu phẩm leo thang khiến ngân sách của các hộ gia đình trở nên căng thẳng. Hệ số Engel, đo lường tỷ trọng ngân sách hộ gia đình chi cho thực phẩm, đứng đầu với 25% trong 11 tháng đầu năm 2021 ở Nhật Bản, tỷ lệ cao nhất kể từ giữa những năm 1980.
Sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản cũng thể hiện rõ rệt khi so sánh với lượng lao động cần thiết để mua cùng một sản phẩm ở các quốc gia khác. MoneySuperMarket, một trang web so sánh giá của Anh, đã tính toán giá thành của sản phẩm theo số giờ làm việc cần thiết để mua chúng, nhận ra rằng người tiêu dùng Nhật Bản phải làm việc 72 giờ để mua một chiếc Apple iPhone 13, trong khi ở Úc và Demark thì chỉ mất 60 giờ. Mặc dù giá của sản phẩm này cao hơn ở những quốc gia đó.
Một nhà nghiên cứu trong ngành cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng bảo vệ ngành xuất khẩu của nước này bằng cách giữ giá trị của đồng yên ở mức thấp và kiểm soát việc tăng lương, nhưng chiến lược này đã không còn hiệu quả. Để duy trì mức sống, Nhật Bản cần bãi bỏ các quy định cứng nhắc và tập trung đào tạo việc làm để thúc đẩy những ngành công nghiệp có khả năng phát triển sản phẩm có giá trị cao và tạo ra lợi nhuận bất kể tỷ giá hối đoái thay đổi.
Nguồn: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc