Khủng hoảng ngành vận tải biển: Hanjin không phải là trường hợp duy nhất
Cuộc khủng hoảng trong ngành vận tải biển lần này rất khác so với những lần trước với mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài lâu hơn.
- 05-09-2016Diễn biến mới vụ phá sản lớn nhất ngành vận tải biển thế giới
- 03-09-2016Choáng với sự kiện Lemon Brothers ngành vận tải biển
- 03-05-2014Quan hệ “bẩn thỉu” trong ngành vận tải biển Hàn Quốc
Sau khi hãng vận tải Hanjin của Hàn Quốc đệ đơn xin bảo lãnh phá sản vào tuần trước, giới phân tích lo ngại đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng trong ngành vận tải biển vốn đã âm ỉ từ lâu do cung vượt quá cầu.
Với việc mở rộng phạm vi hoạt động trong khi nhu cầu vẫn yếu, những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới đang rơi vào tình trạng nhiều tàu không hoạt động hết công suất – khoảng 1/4 các diện tích chở hàng để trống.
Tình trạng này đã dẫn tới cuộc cạnh tranh giảm giá khốc liệt, khiến nhiều hãng tàu lớn rơi vào tình trạng khó khăn.
Những vấn đề này thực sự trở nên trầm trọng khi tuần trước, hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới Hanjin đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi các chủ nợ từ chối kế hoạch hỗ trợ hãng giải quyết khoản nợ khổng lồ 5,37 tỷ USD.
Hiện tại, khoảng 1/3 các tàu hàng của Hanjin vẫn đang nằm ở cảng hoặc chưa được phép dỡ hàng do không nhận được sự phê duyệt từ các nhà chức trách khu vực do Hanjin không còn khả năng thanh toán các hoá đơn.
Các nhà phân tích cho rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Hanjin đã có vấn đề trong một thời gian, tuy nhiên, nhiều hãng vận tải khác có thể cũng đang gặp tình trạng tương tự do việc thừa cung và khối lượng giao dịch thấp. Hiện khoảng 80% hàng hoá giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển.
Ngành vận tải biển bắt đầu bùng nổ nhờ sự trỗi dậy của sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt vào năm 2008 ghi nhận kỷ lục với 9,6 triệu tấn hàng được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng tài chính, khối lượng giao dịch đã giảm sút nhanh chóng.
Theo một nhà phân tích, việc suy thoái trong ngành không phải là điều mới khi tình hình kinh tế đi xuống, nhưng cuộc khủng hoảng trong ngành vận tải biển lần này rất khác so với những lần trước với mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài lầu hơn.
Nhiều hãng tàu dự báo ngành vận tải biển sẽ hồi phục nên đã đặt đóng thêm tàu trong khi thời gian giao tàu có thể mất tới 5 năm sau khi đặt hàng. Vào năm 2010 đến 2012, số lượng đơn hàng đóng tàu tăng lên rõ do không thấy dấu hiệu suy thoái kinh tế. Vấn đề chính là vào thời điểm có nhiều tàu được giao cho các hãng vận tải, kinh tế Trung Quốc lại đang gặp khó khăn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành vận tải, đẩy giá đi xuống.
Trung Quốc cũng đang cố gắng thay đổi cơ cấu kinh tế với việc khuyến khích tiêu dùng trong nước giảm phụ thuộc vào xuất khẩu cũng là yếu tố tác động đến ngành vận tải biển. Hiện này khoảng 25% tàu chở hàng vẫn đang để trống.
Chi phí thuê chở hàng cũng giảm từ mức đỉnh 200.000 USD/ngày vào năm 2008 xuống 5.000 USD/ngày trong năm nay. Nhiều hãng vận tải lớn đều thông báo lỗ. Ước tính ngành vận tải biển thiệt hại khoảng 6 tỷ USD trong năm nay.
Người đồng hành