MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng sinh sản Nhật Bản và những tai ương chưa từng có với nền kinh tế

22-05-2017 - 10:19 AM | Tài chính quốc tế

Khi các cặp vợ chồng trẻ ở Nhật Bản mải mê làm việc để đáp ứng tiêu chuẩn của xã hội, người ta bỏ qua những nhu cầu cơ bản nhất của một gia đình, bao gồm cả việc sinh con để duy trì nòi giống.

Cái chết của gia đình

Đã là nửa đêm ở Tokyo và Takehiro Onuki cũng vừa rời văn phòng sau 16 tiếng làm việc. Nhân viên bán hàng 31 tuổi tới ga tàu điện ngầm lúc 0h24 phút sáng, chuyến cuối cùng trong ngày, để về nhà ở Yokohama. Đoàn tàu sẽ sớm chật kín những người làm việc về khuya giống như anh.

Vào lúc 1h30, Onuki về nhà sau khi dừng tại cửa hàng bán đồ ăn nhanh để mua một cái bánh mì. Khi về đến nhà, Onuki mở cửa phòng ngủ và đột ngột khiến vợ tỉnh giấc. Vợ anh, Yoshiko, chỉ vừa chợp mắt sau ngày làm việc 11 giờ. Bị vợ cằn nhằn vì gây ổn, Onuki xin lỗi trước khi lên giường đi ngủ với thức ăn chưa kịp tiêu hóa và không quên đặt báo thức lúc 7 giờ sáng để đi làm.

Trong hai thập kỷ qua, những câu chuyện như của vợ chồng nhà Onuki đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Họ phải miệt mài phấn đấu, cố gắng để khẳng định mình trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, xét trên phương diện một gia đình bình thường, những cặp vợ chồng như Onuki đang thất bại. Họ chẳng có thời gian rảnh rỗi để đáp ứng những điều cơ bản nhất của một gia đình.

Và xã hội Nhật Bản đang phải trả giá cho điều đó. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang chìm trong vòng luẩn quẩn về tỷ lệ sinh thấp và chi tiêu tiêu dùng kém. Chỉ trong vòng 5 năm qua, dân số Nhật Bản đã giảm 1 triệu người. Nếu tình trạng này không cải thiện, các chuyên gia cảnh báo một thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng và sự đổ vỡ của đời sống xã hội.

Mary Brinton, nhà xã hội học Harvard, cho rằng, tình hình sẽ tồi tệ hơn cho đến khi Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của ông tìm ra phương pháp. Nếu cuộc khủng hoảng này tiếp tục diễn ra, “nó sẽ là cái chết cho gia đình”.

Quả bom nhân khẩu học đang hẹn giờ

Các nhà kinh tế gọi Nhật Bản là quốc gia của “quả bom nhân khẩu học đang hẹn giờ”. Tại Nhật Bản, chi tiêu giảm làm tổn hại nền kinh tế, khiến các gia đình không muốn có con trong khi người dân có tuổi thọ ngày càng cao hơn.

Nhà xã hội học Brinton nhấn mạnh: “Dân số già đi sẽ khiến chính phủ phải chi nhiều tiền hơn trong khi quỹ hưu trí và an sinh xã hội tiếp tục khủng hoảng. Ngoài ra, xã hội Nhật Bản còn thiếu lao động trầm trọng, dẫn tới việc làm chậm tăng trưởng kinh tế hay đình trệ các hoạt động sản xuất”.

Quả bom hẹn giờ nhân khẩu học được kích hoạt ngay sau thế chiến 2, khi nước Nhật là kẻ bại trận. vào đầu những năm 1950, Thủ tướng Shigeru Yoshida coi tái thiết nền kinh tế Nhật Bản là ưu tiên hàng đầu. Ông khuyến khích các tập đoàn lớn đảm bảo nhân viên của họ sẽ là nhân viên trọn đời, yêu cầu ở các công nhân sự trung thành. Phương thức này đã phát huy hiệu quả và vị trí của nước Nhật ngày nay phần lớn đến từ nỗ lực cải cách của Yoshida cách đây hơn 6 thập kỷ.


Dân số Nhật Bản ngày càng giảm trong khi số người lớn tuổi sẽ ngày càng tăng.

Dân số Nhật Bản ngày càng giảm trong khi số người lớn tuổi sẽ ngày càng tăng.

Tuy nhiên, phương pháp này rõ ràng có nhược điểm và đó là sự tăng trưởng kinh tế. Vào đầu những năm 1950, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản là 2,75 con/1 phụ nữ khỏe mạnh. Đến năm 1960, khi các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu nhiều hơn ở công nhân của họ, tỷ lệ sinh giảm xuống 2,08 con/1 phụ nữ khỏe mạnh. Nhật Bản dần rơi vào tình cảnh mức sinh chỉ vừa đủ để đảm bảo sụt giảm dân số.

Khi ngày càng có nhiều phụ nữ bước chân vào lực lượng lao động, tỷ lệ sinh trong xã hội Nhật bản tiếp tục giảm xuống. Hiện tại, tỷ lệ sinh của Nhật là 1,41 con/1 phụ nữ khỏe mạnh. Dù dân số Nhật Bản đang giảm nhưng điên cuồng làm việc vẫn là tiêu chuẩn của xã hội này.

Những tia hy vọng

Ở trung tâm Tokyo, Natsuko Fujimaki, 36 tuổi, đang điều hành một trung tâm dạy tiếng anh cho trẻ em. Fujimaki rất yêu thương những đứa trẻ và mong được nhìn thấy chúng một hoặc hai lần mỗi tháng vào mỗi buổi sáng thứ 7.

Vào những ngày cuối tuần, một nhóm 15 bà mẹ đang đi làm tập hợp tại tòa nhà một phòng đầy màu sắc. Họ trao đổi với nhau những câu chuyện về những ngày dài đầy hối hả, chia sẻ những mẹo trong cuộc sống để vừa chăm sóc con cái nhưng vẫn đảm bảo sự nghiệp. Fujimaki là người tổ chức cuộc gặp gỡ này bởi đó là đam mê của cô.

Fujimaki đang là bà mẹ một con. Cha cô bỏ đi khi cô còn bé nên mẹ cô phải làm việc để nuôi sống gia đình. Ở xã hội mà nhiều người phụ nữ cảm thấy vui vẻ khi là một bà nội trợ, Fujimaki quyết tâm theo đuổi sự nghiệp nhưng vẫn cân bằng cuộc sống gia đình. Đó là lý do cô vẫn đi làm sau khi kết hôn và kết nối những phụ nữ có cùng quan điểm như mình.

Những việc làm của Fujimaki chỉ là một trong những cách khắc phục hậu quả mà nỗ lực tái thiết của Thủ tướng Yoshida để lại, khi đàn ông và phụ nữ trong xã hội Nhật Bản đều cho rằng họ có vai trò cụ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, lực lượng lao động mới nổi ở Nhật Bản không còn duy trì suy nghĩ đó.

Từ những năm 1970, nữ quyền ở Nhật Bản vẫn có những bước tiến chậm. Tuy nhiên, sự bình đẳng đang ngày càng được đẩy cao hơn trong khi những công ty mô hình kim tự tháp (làm càng lâu, phúc lợi càng cao) đang có dấu hiệu thay đổi. Trong quá khứ, người ta ít khi chuyển việc vì ngại phấn đấu lại từ đầu do các nhà quản lý không coi trọng kinh nghiệm và kỹ năng họ có.

Cả Natsuko và Yoshiko đều đang mắc kẹt trong tình trạng này. Đôi vợ chồng trẻ cho biết họ đã rất chán nản và mệt mỏi với công việc hiện tại. Tuy nhiên, mong muốn tìm việc mới chỉ có thể được thực hiện khi có điều gì đó được cải thiện. Trong khi đó, những phụ nữ nghỉ làm để sinh con rất khó tìm việc sau đó nên các công ty Nhật Bản cũng đang dần thay đổi để xóa đi cái gọi là “hình phạt cho các bà mẹ” này.

Linh Anh

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên