Khuyến khích kết hôn "đúng tuổi" gây tranh cãi ở Trung Quốc: Giới trẻ đâu chỉ cần "làm ấm giường" và phụ nữ lại ngày càng thích tự do hơn
43,92% phụ nữ Trung Quốc cho biết họ "chưa muốn kết hôn" và "không chắc sẽ kết hôn ", nhiều hơn 19,29% so với nam giới. Nguyên nhân không muốn kết hôn bao gồm lo lắng về cuộc sống hậu hôn nhân và ảnh hưởng từ nhiều quan điểm cổ hủ trong việc lựa chọn bạn đời.
- 16-10-20215 loại trái cây chứa đầy ký sinh trùng, không vệ sinh thật kỹ chính là rước mầm bệnh vào thân, không đau bụng thì cũng ngộ độc
- 16-10-2021Tranh cãi chuyện "Học ngành gì để kiếm được công việc với mức lương khởi điểm 2000 USD/tháng": Tư duy sai lệch về mục tiêu đi học và tìm kiếm việc làm?
- 12-10-2021Luôn cân cho khách thừa ra nửa lạng, bí quyết kinh doanh tưởng là chịu thiệt nhưng đã giúp cả gia đình phát tài
Sau khi tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc công bố "Khuyến nghị về việc chú ý đến việc chọn vợ hoặc chồng cho thanh niên nông thôn quá tuổi" và "Khuyến khích phụ nữ trẻ ở quê hương phát triển" đã gây nên tranh cãi gay gắt và cụm từ công cụ "làm ấm giường" cũng nhanh chóng leo lên hot search mạng xã hội xứ Trung.
1 số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã mượn công bố trên để đăng bài thảo luận về việc lấy vợ không phải là chuyện nhỏ, thậm chí còn liên quan đến "công cuộc chấn hưng, hiện đại hóa nông nghiệp, và vì tương lai" của đất nước tỷ dân.
Tuy nhiên, trong bản công bố "Khuyến khích phụ nữ trẻ ở quê hương phát triển" do tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc công bố đã nhấn mạnh vào việc phụ nữ không cần quá chú trọng đến sự nghiệp và đàn ông độc thân "quá tuổi" cần 1 người ở bên "chăm sóc" đã trở thành tâm điểm tranh luận gay gắt của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng cách diễn đạt như vậy có phần không hợp lý và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với phụ nữ.
Ảnh minh họa
"Dù là đàn ông, phụ nữ, già hay trẻ đều không nên bị coi là công cụ 'làm ấm giường' của ai cả. Vấn đề hôn nhân gia đình tại nông thôn Trung Quốc đang bị chủ nghĩa thực dụng cực đoan hóa, vô hình trung tình cảm không được bền lâu, cả 2 không trân trọng nhau và biến đối phương thành công cụ, làm cho mối quan hệ trở nên cứng nhắc." - 1 cư dân mạng để lại bình luận.
Từ Luật Hôn nhân đến Bộ luật Dân sự Trung Quốc đều bày tỏ nam nữ bình đẳng và có quyền tự do kết hôn (bao gồm cả tự do kết hôn và tự do không kết hôn) là những quyền công dân được luật pháp Trung Quốc bảo vệ. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những vấn đề thực tế như tỷ lệ sinh giảm, mức độ sẵn sàng kết hôn và nhu cầu yêu đương của nhóm dân số trong độ tuổi thanh niên thấp. Trong khi đó, tàn dư của nhiều tư tưởng phong kiến, ví dụ như phụ nữ phải gánh vác công việc gia đình, trách nhiệm nuôi dạy con cái… vẫn đang tạo nên những làn sóng khiến phái nữ lạc lõng trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Ảnh minh họa
Trong cuộc khảo sát về hôn nhân và tình yêu do nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống lý luận Trung Quốc thực hiện, 43,92% phụ nữ cho biết họ "chưa muốn kết hôn" và "không chắc sẽ kết hôn ", nhiều hơn 19,29% so với nam giới. Báo cáo nghiên cứu cho thấy lý do không muốn kết hôn bao gồm lo lắng về cuộc sống hậu hôn nhân và ảnh hưởng từ nhiều quan điểm cổ hủ trong việc lựa chọn bạn đời.
"Vấn nạn độc thân" ở nông thôn là 1 vấn đề nhức nhối tại Trung Quốc, nhưng giải pháp dứt điểm không phải là khuyến khích kết hôn và sinh con cho xong chuyện.
Thảo luận về chủ đề trên thì các từ khoá "chăm sóc", "làm ấm giường" bỗng có tác dụng ngược trong việc khuyến khích yêu và kết hôn đúng độ tuổi mà tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc muốn hướng đến.
Với vấn đề nóng hổi ấy, cư dân mạng xứ Trung đã có nhiều ý kiến trái chiều như: "Điểm mấu chốt của vấn đề là phụ nữ không muốn kết hôn hoặc sinh con để được tự do và đàn ông cũng vậy, kiếm tiền và chi tiêu cho riêng mình hạnh phúc hơn."; "Không kết hôn nhưng vẫn sinh con được đấy thôi, quan trọng là nhận thức trách nhiệm của từng cá nhân tới đâu."; "Với tư tưởng không trân trọng phụ nữ thì các đấng mày râu còn phải ở 1 mình dài dài."...
Nguồn: QQ
Trí Thức Trẻ