MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm?

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm?

6 tháng cuối năm là thời điểm để nhìn lại “sức khoẻ” của nền kinh tế và đưa ra những điều chỉnh kịp thời cho kịch bản tăng trưởng cả năm nay.

Đầu năm 2021, khi ban hành Nghị quyết số 01, kịch bản kinh tế đã được xây dựng với các chỉ số quan trọng, tăng trưởng cả năm 6,5%. Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng này đang trở nên rất thách thức khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã lan rộng ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp.

Từ đầu năm nay, kịch bản kinh tế đã được xây dựng quý I tăng trưởng 5,12%; quý II là 7,11%; 6 tháng tăng trưởng 6,22%; quý III là 6,71%; quý IV là 6,67%; cả năm 6,5%.

Ảnh hưởng dịch đợt 3 khiến tăng trưởng quý I chỉ đạt 4,48%. Kịch bản đã được cập nhật lại 6 tháng hạ xuống 5,92%. Ngay lập tức quý III và quý IV đều nâng tăng trưởng 6,78%; quý IV là 7,16% để cả năm là 6,5%.

Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP 6 tháng chỉ đạt 5,8%, có nghĩa kịch bản tăng trưởng một lần nữa sẽ phải thay đổi, áp lực rất lớn cho quý III và quý IV.

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm? - Ảnh 1.

Mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% đang trở nên rất thách thức khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã lan rộng ở nhiều địa phương. Ảnh minh họa - TTXVN.

Áp lực kiểm soát lạm phát

Việt Nam đang nỗ lực vừa cứu tăng trưởng cùng với đó sẽ phải tính đến là vừa kìm lạm phát. Từ đầu năm đến nay, giá cả của nhiều nguyên nhiên vật liệu đã tăng khá cao, đặc biệt là những hàng hóa đầu vào của sản xuất như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi... nên đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp.

Thực tế này cũng đang gây ra những áp lực lớn tới lạm phát từ nay đến cuối năm nếu như không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ, kịp thời. Nhất là khi áp lực tăng giá nguyên nhiên vật liệu xảy ra cùng lúc với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát đi tín hiệu thắt chặt tiền tệ và có thể sẽ tăng lãi suất từ năm 2023.

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm? - Ảnh 2.

Giá thép đã tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh minh họa - Dân trí.

Nguồn cung bị đứt gãy được cho là nguyên nhân chính khiến cho giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh, trong đó thép là một ví dụ. Chỉ khi nguồn cung được phục hồi, thì giá cả mới có thể ổn định và về dẫn mức giá hợp lý là điều nhiều nhà kinh doanh nhận định.

Dù giá nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng, nhưng lại bị ngáng trở bởi sức cầu tiêu dùng đang rất thấp. Bởi khi sức mua giảm, việc tăng giá bán sẽ rất khó nếu không muốn lâm vào cảnh ế ẩm, tồn kho.

Giải ngân vốn ODA mới đạt gần 3% kế hoạch

Trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh COVID-19, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa đối với nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, gần nửa năm trôi qua, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm, thậm chí nhiều nơi còn chưa có kế hoạch giải ngân. Trong đó, có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay (ODA) diễn ra rất chậm mới đạt 3% kế hoạch cả năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Những hạn chế đã khiến giải ngân vốn nước ngoài 5 tháng qua chỉ đạt chưa đến 3% kế hoạch năm, thấp nhất so với cùng kỳ của nhiều năm gần đây. Trong đó, các Bộ ngành mới chỉ giải ngân đạt hơn 7,6% bằng một nửa so với cùng kỳ của năm trước và đặc biệt có tới 37 địa phương hiện chưa giải ngân đồng nào.

Để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này, Bộ Tài chính đã liên tiếp tổ chức 2 hội nghị trực tuyến với các bộ ngành và 63 địa phương nhằm tổng hợp những khó khăn vướng mắc trình Chính phủ có biện pháp tháo gỡ.

Kịch bản nào cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm? - Ảnh 3.

Thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng. Ảnh minh họa - Dân trí.

Bối cảnh dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nền kinh tế sẽ khó hơn. Trong khi đó dư địa của chính sách tài khoá tiền tệ bị thu hẹp lại sau một thời tích luỹ nhưng nguồn lực đã phải dùng cho chống chịu, ứng phó với các đợt COVID-19. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự vào cuộc, sự đồng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong điều hành phát triển kinh tế, trong ứng phó với dịch bệnh.

Tinh thần của giai đoạn hiện nay là chủ động, tích cực nhưng phải tăng khả năng thích ứng, chống chịu và sống chung an toàn với dịch. Việc chủ động tấn công, đảm bảo hài hoà giữa tấn công và phòng vệ là chiến lược cần thiết.

Xung quanh nội dung “Chủ động kịch bản tăng trưởng”, chương trình Sự kiện và Bình luận ngày 26/6 với sự tham gia của ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế đã có những phân tích, bình luận cụ thể.

Theo Ban Thời sự

Theo VTV.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên