MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiểm soát rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ

04-11-2021 - 13:30 PM | Sống

Kiểm soát rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ

So với các yếu tố khác như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, rung nhĩ nguy hiểm hơn vì khi mắc bệnh có thể dẫn đến khả năng đột quỵ, từ đó có nguy cơ tàn phế hoặc tử vong. Do đó, mọi người cần trang bị kiến thức về cách kiểm soát rung nhĩ và phòng ngừa đột quỵ để an tâm vui sống.

Đó là một trong những nội dung bổ ích mà chương trình tư vấn trực tuyến "Đột quỵ, có phải trời kêu ai nấy dạ?" được thực hiện với sự đồng hành của Bayer Việt Nam. Mục tiêu của chương trình hướng đến việc cung cấp kiến thức phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ cho người dân.

Rung nhĩ gây đột quỵ nguy hiểm hơn các nguyên nhân khác

Tại buổi toạ đàm, PGS. TS. BS Nguyễn Huy Thắng cho biết, khác với quan niệm của nhiều người là căn bệnh "trời kêu ai nấy dạ", đột quỵ có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ như rung nhĩ, bệnh nhân không cảm nhận được triệu chứng và nếu không thường xuyên khám sức khỏe định kỳ sẽ khó biết mình mắc bệnh.

Nếu một bệnh nhân đột quỵ liên quan đến rung nhĩ, khả năng tàn phế thậm chí là tử vong sẽ tăng lên cao gấp đôi so với các nguyên nhân khác. Mặt khác tỷ lệ thành công điều trị đột quỵ do rung nhĩ thấp hơn các nguyên nhân khác. Đây là yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến trong thực tế. Đặc biệt rung nhĩ thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi. Nếu bị rung nhĩ nhưng không sử dụng các loại thuốc kiểm soát thì sẽ có nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 5 lần.

Trường hợp khác thường gặp là nhiều người mắc rung nhĩ đã sử dụng thuốc và kiểm soát tốt bệnh thì lại ngưng sử dụng thuốc. Điều này có ảnh hưởng đến việc tái mắc và nguy cơ đột quỵ tăng cao trở lại.

Kiểm soát rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ

"Một điều may mắn là phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung nhĩ đơn giản hơn so với các nguyên nhân khác"- PGS. TS. BS Nguyễn Huy Thắng chia sẽ. Một bệnh nhân vừa cao huyết áp, tiểu đường và béo phì sẽ phải kiểm soát tốt cả 3 bệnh phổ biến này. Nhưng đối với người bị rung nhĩ là có thể giảm được đến 70% các nguy cơ phòng ngừa tái phát đột quỵ nếu duy trì sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Cho đến nay, chưa có phòng ngừa nào đạt hiệu quả cao đến thế.

Để phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ, mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết mình có mắc hay không. Một bệnh nhân đã chẩn đoán rung nhĩ thì bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông suốt đời.

Kiểm soát rung nhĩ để phòng ngừa đột quỵ - Ảnh 1.

Người dân có thể truy cập để có thông tin liên quan bệnh đột quỵ tại trang chính thức của Bộ Y Tế www.kcb.dotquy.vn

Kháng đông thế hệ mới giúp chất lượng cuộc sống bệnh nhân tốt hơn

Rung nhĩ tạo ra bất thường của mạch máu và tạo ra huyết khối ở buồng tim. Việc dùng thuốc kháng đông sẽ ngăn ngừa tạo thành huyết khối. Vì thế, người bệnh cần duy trì việc uống thuốc suốt đời và nếu tự ý ngưng, nguy cơ huyết khối lại tái phát, người bệnh có thể mắc rung nhĩ trở lại.

Trước đây, việc sử dụng loại kháng đông cũ khiến bệnh nhân và cả bác sĩ phải theo dõi liên tục, mất nhiều công sức để kiểm soát bệnh. Mỗi tháng định kỳ, người bệnh phải thử máu xem độ loãng máu có đạt yêu cầu hay không. Nếu máu quá loãng bệnh nhân sẽ tăng nhân tố xuất huyết, còn độ loãng máu ít xem như thuốc không có tác dụng. Cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải làm việc cùng nhau thường xuyên để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc và điều chỉnh kịp thời. Thuốc cũng tương tác với thức ăn. Khi thay đổi món ăn đều có khả năng thay đổi nồng độ thuốc.

Hiện nay, đã có giải pháp kháng đông đường uống mới hiệu quả ngang bằng hoặc thậm chí trội hơn so với kháng đông cũ. Điều quan trọng hơn là không có những bất tiện như trước. Bệnh nhân dùng kháng đông mới không cần làm xét nghiệm, chỉ cần uống duy trì hàng ngày để kiểm soát bệnh. Vã cũng không có sự tương tác với thức ăn cũng các yếu tố khác hàng ngày.

Đây là tin mừng cho các bệnh nhân mắc rung nhĩ. Việc uống thuốc suốt đời để kiểm soát bệnh giờ đây trở nên đơn giản hơn với kháng đông mới. Từ đó hất lượng cuộc sống và tinh thần của bệnh nhân được cải thiện hơn vì không còn quá vất vả để kiểm soát bệnh. Bệnh nhân có thể kiểm soát được rung nhĩ và kiểm soát đột quỵ tốt hơn nữa.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên