MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19

30-03-2020 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Tác động của dịch covid-19 đang dần hiện thị ở nhiều nền kinh tế trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh chóng. Các tổ chức quốc tế IMF, WB và nhiều định chế tài chính toàn cầu đã lần lượt hạ thấp triển vọng kinh tế toàn cầu và của nhiều quốc gia một cách nghiêm trọng. Chỉ số PMI ở nhiều quốc gia đã có dấu hiệu bước vào giai đoạn suy thoái.

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19 - Ảnh 1.

Nguồn: KPMG Economics, HIS Market, Haver Analystics (Tháng 2, 2020)

Không chỉ ở các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, ngay ở Việt Nam, chúng ta cũng chứng kiến hàng ngày những cửa hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống, khu vực sản xuất kinh doanh…đóng cửa hoặc cố gắng duy trì sự tồn tại. Đó là hệ lụy không tránh khỏi khi chuỗi cung ứng giá trị bị sụt giảm và ngắt quãng trong nền kinh tế. Thêm vào đó, các biện pháp "social distancing" cũng góp phần không nhỏ tạo nên tình trạng này. Suy giảm kinh tế, đặc biệt khu vực tiêu dùng và bán lẻ, khu vực SME và nhiều lĩnh vực dịch vụ, sản xuất đã được dự báo và từ đó tác động không nhỏ đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19 - Ảnh 2.

Trước tình hình đó, ở Việt Nam, bên cạnh các biện pháp và nỗ lực không ngừng nhằm giảm và chấm dứt việc truyền nhiễm, bảo vệ người dân, các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy kinh tế đã được Chính phủ kịp thời ban hành như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; hạ lãi suất điều hành;tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng bị tác động bởi dịch COVID-19. Đây là những hành động ứng phó hiệu quả, thể hiện sự quyêt tâm và nỗ lực của Chính phủ nhằm chống đỡ và giảm thiểu các tác động vào nền kinh tế vĩ mô, bảo vệ các phân khúc, ngành nghề dễ tổn thương của nền kinh tế.

Đồng thời, các ngân hàng cũng chủ động thực hiện các hành động rà soát, đánh giá nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sự ổn định và hoạt động của mình cũng như đưa ra các biện pháp phù hợp hỗ trợ các khách hàng trong hoàn cảnh khó khăn, trong khi vẫn cần đảm bảo các tiêu chuẩn và tỷ lệ an toàn theo quy định.

Để chủ động ứng phó với các hoàn cảnh bất lợi, ở rất nhiều quốc gia hiện nay việc kiểm tra sức chịu đựng của các tổ chức tài chính trước các cú sốc trong các hoàn cảnh khác nhau trở nên vô cùng cần thiết và đang được nghiêm túc thực hiện. Một số NHTW đã đưa ra các cảnh báo và yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá, rà soát khả năng duy trì hoạt động của mình trước các cú sốc do tác động của COVID-19.

Nói một cách đơn giản, tổ chức tín dụng đứng trước các câu hỏi cần được giải đáp đầy đủ:  (1) Đối tượng khách hàng / ngành nghề nào đang bị ảnh hưởng nhất; (2) Điều đó tác động như thế nào đến tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản và sự an toàn nói chung của tổ chức; và (3) Kế hoạch ứng phó trong hoàn cảnh có diễn biến bất lợi là như thế nào.

Một cách trùng hợp trong thời gian này khi nhiều ngân hàng đang thúc đẩy triển khai chương trình đánh giá an toàn vốn nội bộ theo Thông tư 13/TT-NHNN, trong đó kiểm tra sức chịu đựng là một yêu cầu cốt lõi của chương trình này. Hơn bao giờ hết, trong hoàn cảnh có diễn biến bất lợi, yêu cầu này trở nên rất có ý nghĩa với các ngân hàng.

Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng, xác định các lĩnh vực tổn thương trong chuỗi cung ứng 

Việc xác định chuỗi cung ứng (supply chain) và từ đó xác định hậu quả các tác động lan truyền vào bảng cân đối kế toán và lợi nhuận của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đó ngân hàng có thể nhận dạng được những khách hàng đi vay đang gặp vấn đề, cũng như mối liên kết cung ứng, phụ thuộc của khách hàng này trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Minh họa: chuỗi cung ứng được tích hợp và cùng phụ thuộc

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19 - Ảnh 3.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn đưa ra những khuyến nghị ngắn gọn để các ngân hàng cân nhắc khi thực hiện bài tập kiểm tra sức chịu đựng cho mình.

A. Thực hiện Stress Test tại từng tổ chức tín dụng

KPMG khuyến nghị các ngân hàng nên chạy "stress test theo mục tiêu" để nhận dạng các lĩnh vực, và chuỗi cung ứng chịu tổn thương và có biện pháp phòng ngừa chủ động

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19 - Ảnh 4.

B. Thực hiện stress test ở cấp độ hệ thống, đánh giá tác động lan truyền

Một trong các hình thức phổ biến là thực hiện bài tập đánh giá hậu quả lan truyền (Stress Testing for Interbank Contagion). Theo đó, các hành động chính bao gồm

(1) Xác định những ngân hàng là đối tượng dễ tổn thương nhất

(2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng vào hệ thống của các ngân hàng này.

(3) Đánh giá tác động vào hệ thống nếu những ngân hàng này mất cân đối khả năng chi trả hoặc không đảm bảo an toàn vốn

(4) Tiếp tục đánh giá vòng 2 dựa trên mối quan hệ của các ngân hàng trên thị trường

Kiểm tra sức chịu đựng – Bài tập cần thiết ứng phó trước tác động của COVID-19 - Ảnh 5.

Nguồn do KPMG cung cấp

Tác giả: Phạm Đỗ Nhật Vinh - Giám đốc Dịch vụ Tư vấn rủi ro; Phạm Bình Minh- Phó Giám đốc Dịch vụ Tư vấn rủi ro; Chử Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Dịch vụ Tư vấn rủi ro

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên