MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiến nghị niêm phong tài sản quan chức nếu không giải trình được

18-07-2016 - 20:33 PM | Xã hội

Ông Bùi Văn Quang - Phó ban nội chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị như trên về giải pháp xử lý đối với tài sản bất minh của quan chức.

Ngày 18-7, tại TP.HCM, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì buổi hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật phòng chống tham nhũng (luật PCTN).

Không bị xử lý hình sự vẫn bị luật PCTN chế tài

Đánh giá lại công tác phòng chống tham nhũng suốt 10 năm vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Anh - phó vụ trưởng vụ pháp chế thanh tra chính phủ cho biết luật phòng chống tham nhũng 2005 có nhiều chế định đã không còn phù hợp với thực tiễn phòng chống tham nhũng hiện nay, mức chế tài của luật chưa đủ sức răn đe, cần xây dựng một dự án luật điều chỉnh vấn đề này.

Theo ông Tuấn, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quy định về công khai minh bạch còn chưa mang tính bao quát, thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức còn chưa cụ thể, rõ ràng; chưa kiểm soát được biến động về thu nhập, chưa đồng bộ giữa luật phòng chống tham nhũng với các luật khác…

Một trong những điểm mới của dự thảo luật PCTN đó là việc bổ sung thêm quy định về hành vi tham nhũng.

Bên cạnh 7 nhóm tội tham nhũng được quy định trong Bộ luật hình sự, thì dự thảo luật luật PCTN còn quy định thêm 5 nhóm hành vi tham nhũng như:

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện nhiệm vu, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Như vậy, có những hành vi không được Bộ luật hình sự quy định nhưng vẫn bị luật Phòng chống tham nhũng điều chỉnh.


Ông Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TUYẾT MAI

Ông Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TUYẾT MAI

"Niêm phong tài sản quan chức nếu không giải trình được"

Đó là ý kiến của ông Bùi Văn Quang - Phó ban nội chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị về việc xử lý đối với tài sản bất minh.

Theo ông Quang, việc kê khai tài sản nếu làm tốt sẽ có hiệu quả trong hạn chế tham nhũng. Tuy nhiên, quy định về việc xử lý đối với tài sản kê khai không trung thực như hiện nay chưa thực sự nghiêm.

Ông Quang đề xuất bổ sung quy định khi quan chức không giải trình được tài sản bị phát hiện thì phải có giải pháp mạnh như niêm phong, chuyển cho cơ quan chức năng làm rõ nguồn ngốc.

“Việc thu hồi tài sản tham nhũng là điểm yếu nhất phòng chống tham nhũng hiện nay. Tài sản tham nhũng trên 60.000 tỉ, nhưng chỉ thu hồi được 5.000 tỉ. Khi phát hiện tham nhũng, cơ quan chức năng phải kịp thời phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản phục vụ điều tra và thu hồi thất thoát” - ông Quang cho biết.

Đồng thời tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng cần phải thu hẹp đối tượng kê khai tài sản vì hiện nay số lượng đối tượng kê khai quá lớn không thể kiểm soát hết, chỉ nên kê khai một số đối tượng nghi vấn.

Theo Tuyết Mai

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên