MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh doanh ảm đạm mùa COVID 19: Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?

04-04-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

74% doanh nghiệp có thể bị phá sản, ngành hàng không mất trắng 1 tỷ USD, dệt may thiệt hại từ 1,5-2 tỷ USD chỉ trong nửa tháng… Dịch Covid 19 đang khiến bức tranh kinh doanh Việt ảm đạm chưa từng có.

Nỗi khổ không của riêng ai

Facebook giới hạn nội dung và trì hoãn xét duyệt quảng cáo do quá tải vì dịch Covid-19  

Với những người làm kinh doanh online, Facebook trở thành kênh tiếp thị lý tưởng. Tuy nhiên trong thời buổi Corona trở thành mối bận tâm hàng đầu, việc cạnh tranh với từ khóa "Covid" cũng khiến doanh nghiệp "đốt" không ít tiền nếu muốn thu hút được sự chú ý của người dùng. Thậm chí, ngay cả khi doanh nghiệp tỏ ra nhanh nhạy bắt trend mùa dịch trong quảng cáo thì chi phí cho 1 khách hàng tiềm năng (CPL) vẫn vô cùng đắt đỏ.

Kinh doanh ảm đạm mùa COVID 19: Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt? - Ảnh 1.

Một thực tế khác là các nhân viên duyệt quảng cáo của Facebook đang phải làm việc online vì dịch và thường xuyên trong tình trạng quá tải. Do đó, việc bị trì hoãn duyệt quảng cáo, phân phối bài đăng lâu hơn dự kiến dẫn đến chậm trễ trong tiếp cận khách hàng, ảnh hưởng đến doanh số kỳ vọng của doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.

Đối mặt với bài toán thắt lưng buộc bụng

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự, giảm lương, giảm giờ làm nhằm đảm bảo sống sót qua mùa dịch.

Trong đó, ngành hàng không giảm lương từ 20-40%, các ngành du lịch, lưu trú, ăn uống cắt giảm giờ làm và cho nghỉ việc trên 500.000 lao động.

Riêng ngành F&B, nhiều chuỗi nhà hàng đã phải đóng cửa, các dịch vụ bán hàng online, giao hàng nhanh được đẩy mạnh trên môi trường số. Tuy nhiên với các doanh nghiệp nhỏ, phụ thuộc vào nền tảng trực tuyến trả phí thì đây chỉ là giải pháp cứu cánh tạm thời.

Đau đầu khâu quản lý nhân viên online mùa dịch

Nhiều quản lý doanh nghiệp cho rằng, rất khó để họ có thể kiểm soát được các đầu công việc, KPI của mỗi nhân viên khi làm việc từ xa. Chưa kể những hạn chế về mặt giao tiếp khi làm việc online cũng ảnh hưởng đến việc phối hợp, hoàn thành công việc giữa các phòng ban.

Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng, làm việc online tại nhà mùa dịch có thể làm giảm từ 10-20% hiệu suất lao động thực của nhân viên.

Hướng đi nào cho các doanh nghiệp sống sót mùa Covid

Chuyển đổi online

Online đang trở thành kênh mua sắm chủ yếu của người dân nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch. Điều này kéo theo tỉ lệ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử gia tăng đáng kể.

Trong đó, ước tính lượng đơn hàng giao dịch thông qua kênh trực tuyến của Saigon Co.op tăng gấp 10 lần so với ngày thường. Tiki cũng ghi nhận sức mua mạnh phát sinh 3.000-4.000 đơn/phút. Số lượng các đơn hàng trên trang thương mại điện tử SpeedL cũng tăng 150%-200% so trước đây...

Rõ ràng, dù nền kinh tế nói chung khá ảm đạm thì kinh doanh online vẫn là con đường hẹp hiệu quả giúp các doanh nghiệp trụ vững trong mùa dịch covid.

Kinh doanh ảm đạm mùa COVID 19: Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt? - Ảnh 2.

Đa dạng hóa kênh bán

Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần suy nghĩ thấu đáo về hướng tiếp thị đa kênh nếu muốn phát triển bền vững không chỉ trong mùa dịch Covid 19.

Thay vì chỉ tập trung riêng lẻ vào từng kênh, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các kênh tiếp cận khách hàng từ cửa hàng bán lẻ trực tiếp đến online để có sự kết nối đồng nhất, đa chiều với người mua.

Bên cạnh đó việc kết hợp bán hàng trên các trang thương mại điện tử, đặt hàng qua hotline, hỗ trợ giao hàng nhanh, kết nối với các dịch vụ vận chuyển goviet, grab… cũng giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và gia tăng sức mua hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh

Giữa thời buổi người người nhà nhà bán hàng online mùa dịch, doanh nghiệp và các chủ shop online nên tính toán sử dụng các công nghệ để nâng cao hiệu quả bán hàng.

Cụ thể, cần xem xét ứng dụng hệ thống tư vấn, chốt đơn tự động nhằm hạn chế thời gian chờ đợi, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người mua hàng.

Trường hợp cả doanh nghiệp phải vận hành online, hãy tính đến các công cụ hỗ trợ quản lý từ xa để đảm bảo hiệu suất lao động của đội ngũ nhân viên trong mùa dịch.

Và đừng quên tham khảo các công nghệ hỗ trợ bán hàng miễn phí chất lượng để tối ưu chi phí trong thời điểm khó khăn này.

Bizfly Chat- Chatbot chốt đơn tự động hiệu quả

Ra mắt đúng thời điểm dịch Covid đang hoành hành, Bizfly Chat Miễn Phí đến từ VCCorp là giải pháp hỗ trợ bán hàng online hiệu quả cho doanh nghiệp.

Kinh doanh ảm đạm mùa COVID 19: Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt? - Ảnh 3.

Được biết đây là chatbot thông minh do đội ngũ chuyên gia IT của VCCorp xây dựng và phát triển. Hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ shop online tư vấn và chốt đơn tự động trên nền tảng online.

Bizfly Chat hoạt động độc lập, thay thế nhiều nhân viên support khách hàng cùng lúc, giúp doanh nghiệp vận hành tối ưu ngay cả khi thiếu vắng nhân sự trong mùa dịch.

Đây cũng là công cụ duy nhất tích hợp sẵn hệ thống lưu trữ data CRM giúp khai thác khách hàng đa kênh hiệu quả.

Bizfly Chat Miễn Phí có lượng lưu trữ vượt trội tới 10.000 Subscribers và sở hữu các tính năng tương đương với gói chatbot nâng cao có mức giá 3.000.000đ/năm.

Đăng ký sử dụng Bizfly Chat Miễn phí trọn đời ngay TẠI ĐÂY

Hoặc tìm hiểu thêm thông tin về công cụ này tại: Bizfly.vn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên