MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh doanh ẩm thực: khi mặt tiền không còn hái ra tiền

01-03-2022 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Kinh doanh ẩm thực: khi mặt tiền không còn hái ra tiền

Trước kia, mặt bằng là yếu tố then chốt trong kinh doanh hàng quán tại Việt Nam. Nhưng dưới ảnh hưởng từ Covid-19, các chủ quán ăn, nhà hàng đang có xu hướng thu gọn mặt bằng, tăng độ phủ của quán qua việc hợp tác với các ứng dụng giao nhận đồ ăn trực tuyến.

Quán ăn, nhà hàng trong bối cảnh Covid-19: khi diện tích nhường chỗ cho tiện ích

Sở hữu cửa hàng ăn hút khách nằm ngay con phố đông đúc, sầm uất bậc nhất Hà Nội, chị Tú Anh chưa bao giờ nghĩ rằng địa điểm "hái ra tiền" này lại có ngày hóa gánh nặng đau đầu. "Từ hồi bùng dịch đến nay, lượng khách giảm hẳn. Tiếc vị trí đẹp, tôi vẫn cố gồng tiền thuê, hy vọng dịch bệnh sẽ sớm qua nhanh. Nhưng gánh nặng này "quá sức" hơn tôi tưởng: không có khách ghé, mình thì vẫn mất chi phí mặt bằng, điện nước, vận hành… đều đều hàng tháng. Trụ được 2 tháng là tôi đành buông bỏ, trả hết mặt bằng, thanh lý vật dụng nhà bếp."

Không riêng chị Tú Anh, rất nhiều đơn vị kinh doanh F&B thời gian qua cũng không tránh khỏi "thua đậm" trong bài toán đầu tư mặt bằng thời Covid-19. Báo cáo của một trang web về bất động sản cho thấy, nhu cầu tìm kiếm nhà phố cho thuê năm 2021 giảm 16% so với năm 2020. Ngay trong thời điểm đầu quý III/2021, nhu cầu tìm thuê nhà riêng, nhà mặt phố tại TP.HCM giảm thêm gần 11 - 18% so với nhu cầu tìm thuê của 3 tháng trước đó.

Anh Đức Minh, chủ chuỗi cafe tại TP.HCM cũng rơi vào hoàn cảnh khốn đốn tương tự vì mặt bằng. Nhưng khác với chị Tú Anh, anh đã kịp thời đẩy mạnh hình thức kinh doanh trực tuyến: "Giai đoạn dịch vừa rồi đã dạy cho tôi suy nghĩ khác đi: mình hoàn toàn có thể kinh doanh tốt trên nền tảng trực tuyến, chi phí thấp hơn hẳn vì đỡ được rất nhiều khoản tiền dành cho mặt bằng đẹp".

Gian hàng trực tuyến: từ biện pháp đối phó với dịch bệnh đến tiềm năng phát triển lâu dài

Thời gian đầu, đối với anh Đức Minh, việc tham gia kênh bán hàng trực tuyến qua ứng dụng đặt món chỉ là một cách đối phó với dịch bệnh. Thế nhưng, khi cuộc sống đang dần trở lại bình thường mới, anh vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán hàng online. Anh rất tâm đắc với những ưu điểm của hình thức này. "Trước kia, mỗi lần mở chi nhánh mới là hàng tháng trời đi tìm địa điểm, rồi tiền mặt bằng, nhân viên hàng tháng cũng không phải con số nhỏ. Nay tôi chuyển hướng thuê một diện tích vừa đủ để đảm bảo tính hiện diện, còn chủ yếu bán mang về. Doanh thu tuy chưa so được với giai đoạn trước dịch nhưng khá khả quan".

Quyết định hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn của anh Minh cũng là quyết định của khá nhiều các chủ nhà hàng, quán ăn thời gian gần đây, bao gồm cả các chuỗi cửa hàng lớn. Xu hướng này bắt kịp với sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân, khi hơn 91% người được hỏi cho biết đã sử dụng các kênh trực tuyến để mua các sản phẩm F&B kể từ khi đại dịch bùng phát, theo một báo cáo từ Vietnam Report công bố vào tháng 10/2021. Việc cắt giảm chi phí hoạt động cũng nằm trong top 10 chiến lược ưu tiên của các doanh nghiệp thực phẩm thời gian này. Khảo sát Thói quen Tiêu dùng tháng 12/2021 của PwC còn chỉ ra tỷ lệ mua sắm qua điện thoại thông minh đang ở mức cao kỷ lục, với 41% người được hỏi cho biết họ mua sắm hàng ngày, hàng tuần qua điện thoại thông minh.

Quay lại với câu chuyện của chị Tú Anh, sau một thời gian cân nhắc, chị quyết định chuyển quán ăn "mặt tiền" sang vị trí trong ngõ, chi phí "dễ thở" hơn. Hồ hởi trước việc kinh doanh dần khởi sắc trở lại, chị cho biết: "Doanh thu của cửa hàng đến từ ứng dụng giao món trực tuyến dần ổn định, tăng trong dịp Tết cao điểm vừa qua. Đặc biệt, ứng dụng Gojek còn hỗ trợ mình rất nhiều từ khâu đăng ký trực tuyến nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí, cho đến việc quản lý gian hàng qua ứng dụng GoBiz."

Kinh doanh ẩm thực: khi mặt tiền không còn hái ra tiền - Ảnh 1.

Ứng dụng GoBiz của Gojek có thể giúp các nhà hàng, quán ăn trên Gojek rút ngắn thời gian từ nhà hàng tới khách hàng tới 50%.

Chị Tú Anh cho biết thêm, phía Gojek cũng thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi nhằm thu hút thêm người dùng và đẩy mạnh quảng bá cho các nhà hàng mới tham gia như chị trong giai đoạn dịch bệnh. Trong chiến dịch "Vùng Freeship mở ra, tiếp lửa cho mọi nhà" được Gojek triển khai từ năm 2021 đến nay, Gojek miễn phí giao hàng cho các đơn hàng GoFood ở một số quận lớn tại TP.HCM và Hà Nội.

Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc GoFood của Gojek Việt Nam chia sẻ: "Trong đại dịch Covid-19, F&B là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chúng tôi hy vọng rằng với dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến GoFood, các chủ nhà hàng, quán ăn sẽ có thêm một hình thức phát triển kinh doanh mới thuận tiện, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Những tín hiệu tích cực về doanh số của các nhà hàng tham gia GoFood là động lực lớn để chúng tôi nỗ lực hơn mỗi ngày nhằm đưa ra các sáng kiến hỗ trợ họ nhiều nhất có thể."

Ứng dụng Gojek vẫn đang hỗ trợ các nhà hàng đăng ký hoạt động trên nền tảng đặt món trực tuyến GoFood. Nhà hàng, quán ăn muốn hoạt động trên GoFood chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến vào bất cứ lúc nào và hoàn toàn không mất phí. Sau 10-14 ngày làm việc tính từ thời điểm gửi hồ sơ trực tuyến, nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu, gian hàng có thể hoạt động trên GoFood.

Độc giả có thể đăng ký gian hàng GoFood trực tuyến ngay tại đây.

https://cafef.vn/kinh-doanh-am-thuc-khi-mat-tien-khong-con-hai-ra-tien-20220301102140019.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên