Kinh doanh khó khăn hơn, “đại gia” công nghệ Trung Quốc đuổi người, giảm quảng cáo
Ảnh: GettyImages
Động thái của lãnh đạo hai doanh nghiệp nói trên được đưa ra sau khi Alibaba và Tencent công bố kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia.
- 23-08-2022Thị trường chuyển đổi số toàn cầu tăng trưởng bền vững: Tiềm năng lớn cho Viettel, VNPT, FPT, CMG
- 23-08-2022Bịt “lỗ hổng” bảo mật dữ liệu cá nhân
- 23-08-2022Apple thừa nhận các sản phẩm bị lỗi bảo mật nghiêm trọng, khuyến cáo khẩn trương cập nhật phần mềm
Hai "đại gia" công nghệ Trung Quốc bao gồm Alibaba và Tencent trước đây từng liên tục tuyên bố về những sáng kiến và sản phẩm mới của họ trong các cuộc họp bàn về lợi nhuận với nhà đầu tư.
Theo CNBC, quý 2 vừa rồi, mọi chuyện đã khác. Nhà điều hành tại hai doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc nói đến mục tiêu khác không còn hoành tráng như vậy, đó là giảm chi phí.
Động thái của lãnh đạo hai doanh nghiệp nói trên được đưa ra sau khi Alibaba và Tencent công bố kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia, người ta thực sự hiểu rằng khoảng thời gian kinh doanh phát đạt của hai doanh nghiệp này đã không còn nữa.
Tuần vừa rồi, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba công bố doanh thu không tăng trưởng. Còn trong ngày thứ Tư, doanh nghiệp trò chơi và mạng xã hội lớn Tencent cũng thông báo doanh thu quý giảm so với cùng kỳ, điều chưa từng có tiền lệ trước đây.
Như vậy rõ ràng việc kinh tế tăng trưởng chững lại do các biện pháp phong tỏa ngăn dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi đối tượng doanh nghiệp Trung Quốc và Alibaba hay Tencent cũng không phải ngoại lệ. Việc siết chặt các quy định điều tiết ngành công nghệ trong nhiều lĩnh vực từ chống độc quyền cho đến trò chơi trực tuyến cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp này.
Và khi mà doanh thu chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng người dân hay ngân sách quảng cáo, cả hai doanh nghiệp lớn đã phải tính đến các biện pháp "thắt lưng buộc bụng".
"Trong quý 2 vừa qua, chúng tôi đã phải tích cực ngừng các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, giảm ngân sách marketing đồng thời giảm mạnh chi phí hoạt động. Điều này giúp chúng tôi có thể tăng được doanh thu dù rằng tình hình giờ đã khó khăn hơn trước rất nhiều", CEO của Tencent – ông Ma Huateng phân tích.
Trên thực tế, dù doanh thu giảm nhưng nếu loại bỏ một số loại chi phí và ảnh hưởng từ các hoạt động sáp nhập và thâu tóm, lợi nhuận của Tencent tăng 10% so với quý trước đó.
Chủ tịch của Tencent, ông Martin Lau, cho biết doanh nghiệp đã ngừng nhiều hoạt động không cốt lõi ví như giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến. Công ty cũng giảm ngân sách marketing và hạn chế bớt đầu tư trong nhiều lĩnh vực ví như mở rộng thêm người dùng mới. Trong quý 2/2022, ngân sách marketing của Tencent giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, doanh nghiệp trụ sở tại Thâm Quyến này cũng công bố số lượng nhân sự giảm 5.000 trong quý 1/2022.
Trưởng bộ phận chiến lược tại Tencent, ông James Mitchell, tin rằng với các chiến lược này, doanh nghiệp sẽ có thể có lại tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm dù rằng môi trường vĩ mô vẫn còn nhiều thách thức như hiện nay ngay cả nếu doanh thu không tăng trưởng.
BizLive