Kinh doanh phục hồi, hưởng lợi nhờ vay bằng đồng Yên, ACV báo lãi 2.400 tỷ đồng trong quý 3/2022, đang cầm gần 2.000 tỷ nợ xấu từ 2 DN hàng không
Tại thời điểm cuối kỳ, ACV còn dư nợ vay gần 70 triệu JPY bằng nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng nhà ga Quốc tế Nội Bài T2.
- 28-10-2022Doanh thu Chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm: Trung bình mỗi ngày thu về 24 tỷ đồng
- 28-10-2022Masan (MSN) lãi sau thuế 841 tỷ đồng trong quý 3, giảm 47% so với cùng kỳ, hạ mục tiêu cả năm 2022
- 28-10-2022Sau thời kỳ thăng hoa, Hoà Phát (HPG) bất ngờ lỗ hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 3/2022
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán ACV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với cùng kỳ, dù suy giảm so với quý 2 liền trước.
Cụ thể, trong quý 3/2022, doanh thu của ACV đạt 4.204 tỷ đồng – tăng gấp 10,6 lần so với quý 3/2021. Doanh thu tất cả các dịch vụ đều tăng, trong đó doanh thu phục vụ hành khách (PSC) đạt 1.981 tỷ đồng, tăng gần 40 lần và trở lại vị trí là mảng đem lại nguồn thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 31,5%. Vì vậy, thay vì lỗ hơn 1.000 tỷ như quý 3 năm trước, ACV ghi nhận 2.380 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Không chỉ phục hồi hoạt động kinh doanh chính, ACV còn tiếp tục hưởng lợi nhờ vay nợ bằng đồng Yên Nhật (JPY) trong bối cảnh đồng tiền này rơi vào xu hướng giảm giá, giúp cho khi đánh giá cuối kỳ, công ty lãi chênh lệch tỷ giá tới 471 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối kỳ, ACV còn dư nợ vay gần 70 triệu JPY bằng nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng nhà ga Quốc tế Nội Bài T2.
Kết quả cuối cùng, lợi nhuận sau thuế thu nhập của ACV đạt gần 2.400 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 702 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông của công ty mẹ ACV là 2.118 tỷ đồng – trở lại mặt bằng trước đại dịch Covid.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, ACV đạt 9.768 tỷ đồng doanh thu – tăng 157% và lợi nhuận sau thuế thu nhập đạt 5.840 tỷ đồng – tăng gần 11 lần so với 9 tháng đầu năm 2021. EPS đạt 2.372 đồng.
Như vậy, ACV đã vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến ngày 30/09/2022, trong danh sách nợ xấu, ACV đang ghi nhận 2.624 tỷ đồng các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi. Trong đó, lớn nhất là khoản phải thu với CTCP Hàng không Vietjet trị giá gần 1.100 tỷ đồng, đang phải dự phòng 230 tỷ. Lớn thứ 2 là CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) với 891 tỷ đồng, đang phải dự phòng 194 tỷ đồng và CTCP hàng không Pacific Airlines là 415 tỷ, đang dự phòng 186 tỷ.
Tất cả các khoản nợ xấu này đều tăng lên so với đầu năm. Khoản phải thu của Bamboo Airways tăng mạnh nhất. Duy nhất khoản nợ xấu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, HVN) giảm từ 298 tỷ hồi đầu năm xuống 123 tỷ.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?