[Kinh Nghiệm Đầu Tư] Đón sóng hạ tầng, đầu tư vào phân khúc nào khu vực Nhơn Trạch, Đồng Nai
Cùng với các tuyến đường hiện hữu, việc đưa vào khai thác 2 tuyến đường giao thông trọng điểm là 319 và liên cảng Phước An trong năm 2020 đang mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường BĐS Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Đó là lý do thời gian qua, nhiều NĐT đã vào thị trường này để đón đầu hạ tầng, tạo nên sự rục rịch cho thị trường BĐS, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo dự báo của chuyên gia, BĐS Đồng Nai nói chung, Nhơn Trạch nói riêng sẽ nhận được cú hích lớn khi có nhiều dự án hạ tầng đang được đẩy nhanh tiến độ.
Theo bà Trần Thu Hạnh, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch, năm 2020, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường giao thông trọng điểm hoàn thành và đưa vào khai thác là 319 và liên cảng Phước An. 2 tuyến đường này không chỉ "giải cứu" tình trạng ách tắc giao thông, ngập nước tồn tại nhiều năm ở huyện Nhơn Trạch mà mở ra cơ hội phát triển thương mại - dịch vụ, logistics, BĐS cho huyện.
Cụ thể, đường liên cảng Phước An có chiều dài hơn 5km và có điểm đầu là đường 319 (trung tâm huyện Nhơn Trạch) chạy xuyên qua hầu hết các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn đến cảng Phước An. Đường này đưa vào khai thác giúp cho việc lưu thông hàng hóa ra cảng Phước An trở nên thuận lợi, rút ngắn quãng đường, rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ các KCN trên địa bàn huyện đến các cảng biển thuộc hệ thống cảng biển nhóm 5. Đường liên cảng cùng với khu dịch vụ hậu cần cảng Phước An đang hình thành sẽ kéo các nhà đầu tư dịch vụ logistics về Nhơn Trạch, lấy lại nguồn thu từ xuất nhập khẩu ở cảng Cát Lái.
Hạ tầng giao thông đã và đang hoà thiện tạo diện mạo mới cho BĐS Nhơn Trạch
Đường 319 (từ trung tâm huyện Nhơn Trạch đến đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây) sẽ rút ngắn hành trình từ huyện Nhơn Trạch đi Tp.HCM. Tuyến đường này đóng vai trò kết nối 2 đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành, giúp việc lưu thông hàng hóa bằng đường bộ thuận lợi hơn.
Ngoài ra, tuyến đường này cũng góp phần chia tải lưu lượng các tuyến đường nội thị, quốc lộ 51 và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang quá tải. Như vậy, khoảng cắt rút ngắn từ Nhơn Trạch đi Tp.HCM đang là lợi thế rất lớn, kì vọng thu hút dòng tiền của NĐT đổ vào thị trường BĐS nơi đây.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 17, khóa VI, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt chủ trương xây cầu Phước An với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng. Cầu Phước An là cây cầu quan trọng để kết nối cảng biển Cái Mép - Thị Vải với cao tốc phía Nam. Cây cầu này là điểm cuối của đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư xong. Cầu này bắc qua sông Thị Vải để sang địa phận huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), từ đó nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đây đang là tiền đề lớn kì vọng trở thành "cú hích" mạnh cho thị trường BĐS dọc cao tốc này.
Theo Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch, việc hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường giao thông huyết mạch như: 319, liên cảng Phước An; đường 25C đoạn từ KCN đến trung tâm hành chính huyện, đường số 2, D9 (dự kiến hoàn thành quý 1/2021) sẽ tạo diện mạo cho đô thị Nhơn Trạch. Khi đi vào khai thác, các công trình này sẽ tạo thêm thế và lực cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, BĐS, đưa huyện Nhơn Trạch gần hơn với Tp.HCM; gia tăng kết nối hạ tầng, dịch vụ của huyện với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Hạ tầng đang được đầu tư mạnh mẽ là nguyên nhân kích thích nhu cầu đầu tư BĐS tại thị Nhơn Trạch thời gian gần đây. Ngoài phân khúc đất nền thì nhà phố, biệt thự được quy hoạch chỉn chu hạ tầng, bài bản tiện ích tại khu vực này được giới đầu tư địa ốc quan tâm.
Với các dự án có mức giá từ 30-40 triệu đồng/m2 toạ lạc ở các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Hữu Cảnh…, gần các tuyến giao thông đã và đang hoàn thiện được NĐT "săn đón". Thời gian gần đây, thị trường khu vực này xuất hiện một số dự án mới như Phú Gia Residences, Tiến Lộc Garden, Nhơn Trạch Center City… nhận được sự quan tâm khá tốt từ thị trường.
BĐS liền thổ tại Nhơn Trạch vẫn là phân khúc được NĐT ưa chuộng
Theo các chuyên gia trong ngành, những NĐT "nhạy bén" thường vào đón đầu cơ sở hạ tầng đang dần hình thành, lúc hạ tầng giao thông đang trên cơ sở phê duyệt chủ trương, khi hoàn thành mức độ tăng giá trị BĐS sẽ cao, cơ hội sinh lời tốt cũng từ đó mà ra. Còn với các dự án BĐS mới nên mua đầu tư trước khi dự án xong tiện ích, sẽ có giá mềm và biên độ lợi nhuận cao thay vì đợi mọi thứ hoàn chỉnh, chắc chắn giá sẽ cao.
Nói về lý do BĐS liền thổ vẫn thu hút người mua các chuyên gia cho rằng, với tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt, dù ở thời điểm nào BĐS liền thổ cũng được NĐT ưu ái. Từ trước đến nay loại hình này là "của để dành" của nhiều người. Vì thế, các NĐT BĐS nắm bắt được tâm lý này và thường đây là phân khúc mà khi đầu tư, NĐT sẽ nghĩ đến đầu tiên.
Bên cạnh đó, thu tiền nhanh, tính thanh khoản cao cũng là lý do khiến NĐT chuộng BĐS liền thổ. Một lý do cũng khiến NĐT trung thành với phân khúc này là ít xuống giá dù thị trường biến động.
Tuy vậy, theo các NĐT, yếu tố pháp lý vẫn luôn được NĐT quan tâm nhất trong lựa chọn đầu tư. Chỉ những dự án pháp lý rõ ràng thì mới đảm bảo được yếu tố sinh lời và an toàn trong đầu tư.