Kinh tế Đức bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lo sợ về chiến tranh thương mại
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu có thể làm tổn hại đến nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nước Đức. Các dữ liệu mới nhất vừa được Đức công bố vẽ ra một bức tranh trái chiều về nền kinh tế, các nhà phân tích cho hay.
- 27-07-2018Kinh tế thế giới cảm nhận 'nỗi đau' từ chiến tranh thương mại
- 26-07-2018Mỹ và EU tạm thời tránh được 1 cuộc chiến tranh thương mại
- 24-07-2018Đừng nghĩ mình vô can, đây là cách chiến tranh Thương mại tác động đến cuộc sống của bạn
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của Đức - chỉ số cho thấy sức khỏe của các ngành sản xuất và dịch vụ của quốc gia – đã tăng từ mức 54,8 điểm của tháng 6 lên 55,2 điểm trong tháng 7, đạt đỉnh cao nhất 5 tháng. Điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ hơn trong sản xuất, theo dữ liệu của công ty IHS Markit. Dịch vụ, trong khi đó, đạt mức thấp nhất trong vòng hai tháng.
Tuy nhiên, ngày sau đó, Trung tâm IFO có ảnh hưởng của nước này đã công bố dữ liệu môi trường kinh doanh hàng tháng cho thấy niềm tin kinh doanh trong tháng 7 giảm xuống 101,7 điểm so với 101,8 một tháng trước đó. Kỳ vọng kinh doanh cũng giảm xuống 98,2 từ 98,5 điểm trong khi đánh giá về điều kiện kinh doanh hiện tại tăng nhẹ.
Carsten Brzeski, trưởng nhóm kinh tế tại ING Đức, cho rằng chỉ số mới nhất "vẫn cho thấy sự tăng trưởng vững chắc nhưng những lo ngại về chiến tranh thương mại vẫn tiếp tục đè nặng lên triển vọng."
"Sau sáu lần giảm trong bảy tháng qua, tâm lý kinh doanh của Đức ghi nhận một sự sụt giảm nhẹ trong tháng Bảy. Sự khác biệt giữa những đánh giá về thời điểm hiện tại và những kỳ vọng suy yếu cho thấy rằng ít nhất cho đến nay, nỗi sợ chiến tranh thương mại chỉ đơn thuần là nỗi sợ hãi và vẫn chưa ảnh hưởng đến tăng trưởng".
Nhận xét về số liệu những chỉ số mới nhất của IFO, trưởng nhóm kinh tế của Reuters, ông Andreas Rees, nói rằng các công ty đang ở chế độ "chờ đợi, theo dõi và hy vọng".
"Họ chờ xem liệu Tổng thống Mỹ Trump có áp dụng mức thuế xe hơi và mở rộng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hay không. Và tất nhiên, các nhà xuất khẩu hy vọng điều tốt nhất", ông nói trong một lưu ý hôm thứ Tư. Các nhà sản xuất ô tô bị suy giảm sức cạnh tranh ở Mỹ, trong khi các công ty kinh doanh tại Trung Quốc có thể phải đối mặt với cơn bão gây ra bởi sự suy giảm tăng trưởng (có thể được kích hoạt bởi các mức thuế bổ sung của Mỹ), "ông nói.
Nhà kinh tế học Brzeski cho biết trong một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như của Đức - trong đó Mỹ vẫn là điểm đến xuất khẩu lớn nhất – sự lo lắng về môi trường thương mại phức tạp hơn đang tạo ra mối quan ngại. Nhưng, ông nói, Đức không nên lo lắng.
"Hiện tại, nền kinh tế Đức rõ ràng cho thấy dấu hiệu của sự sợ hãi nhưng chúng ta chưa cảm thấy nó một cách rõ rệt. Trên thực tế, yếu tố sợ hãi lớn hơn nhiều so với các yếu tố khó khăn thực tế. Tại sao? Hiện tại, mức thuế thực tế đối với nhôm và thép sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Và vì hàng hóa Đức có truyền thống không nhạy cảm với giá, thậm chí thuế nhập khẩu quan trọng của Mỹ đối với ô tô có thể không ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu; đặc biệt miễn là tỉ giá đồng euro vẫn yếu, "ông nói.
Ông lưu ý rằng các mô phỏng cho thấy trong kịch bản 1 cuộc chiến thương mại toàn diện nổ ra thì nền kinh tế Đức, không ngạc nhiên, chỉ bị ảnh hưởng ở đâu đó trong khoảng 0,1 - 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm. "Tuy nhiên, nền kinh tế Đức vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực bằng cách tăng đầu tư trong nước và tăng cường quan hệ với các đối tác thương mại khác."