Kodokushi - Những cái chết trong cô quạnh: Mặt trái ngày một đáng sợ ở Nhật Bản, càng hiện đại thì càng nghiêm trọng
Ước tính mỗi năm, Nhật Bản có khoảng 30.000 người tử vong mà không ai biết.
- 02-01-2022Nhật Bản có tỉ lệ bị đột quỵ, mắc bệnh tim mạch thấp nhất thế giới: 4 thói quen của người Nhật rất đáng học hỏi, người Việt lại thường bỏ qua
- 17-12-2021Lại là loạt ảnh chứng minh Nhật Bản như "xứ sở diệu kỳ" giữa đời thường, sao cái gì cũng sáng chế ra được vậy?
- 17-12-20215 bí quyết thành công của tỷ phú giàu có bậc nhất Nhật Bản: 4 điều đầu ai cũng làm được, riêng điều thứ 5 gây hoang mang
Ngôn ngữ Nhật Bản gọi những người này là kodokushi hoặc koritsushi, dokkyoshi, 3 từ đồng nghĩa có nghĩa "chết một mình".
Sống cô độc, chết cô quạnh
Từ thập niên 1970, Nhật Bản đã xuất hiện khái niệm kodokushi. Nó chỉ những người tử vong ngay tại nơi cư trú mà phải mất một thời gian dài, có khi lên đến trên nửa năm, mới được phát hiện.
Chết một mình là thực tế hàng ngày ở Nhật Bản (Ảnh minh họa)
Văn hóa Nhật Bản coi trọng sự riêng tư và đề cao lối sống độc lập đến mức cực đoan. Họ xem chuyện 1 người, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành, ở một mình và phải tự lo liệu mọi thứ cho bản thân là chuyện đương nhiên. Ý thức tự lập của người Nhật nặng đến mức tự chịu. Dù gặp khó khăn hay đau ốm, họ nhẫn nhịn và vượt qua một mình.
Kể từ khi được định nghĩa, kodokushi liên tục tăng. Năm 1997, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, chịu thiệt hại nặng nề. Hàng loạt công nhân viên mất việc, không còn thu nhập, sợ liên lụy và phụ thuộc vào thân nhân nên âm thầm bỏ nhà ra đi. Nhật Bản gọi họ là jouhatsu (người bốc hơi) và những người này góp phần đẩy kodokushi leo thang chóng mặt. Vào năm 2009, ước tính Nhật Bản có đến 32.000 người chết một mình.
Mỗi năm, Nhật Bản có khoảng 30.000 trường hợp chết một mình
Ngày nay, kodokushi là hiện tượng quá quen thuộc ở Nhật Bản. Ước tính trung bình, nơi đây có tới 30.000 trường hợp/năm. Hầu hết kodokushi là người sống một mình, ít tiếp xúc xã hội và liên lạc với thân nhân. Sau khi họ tử vong, phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới có người phát hiện.
Thờ ơ và kỳ thị
Mặc dù được đề cập từ những năm 1970, kodokushi không mấy được xã hội và chính phủ Nhật Bản quan tâm. Phải đến năm 2000, truyền thông quốc gia mới đưa tin trường hợp kodokushi nghiêm trọng nhất. Đó là một nam lão niên tuổi 69, qua đời tại nhà thuê từ 3 năm trước.
Phần lớn kodokushi là nam giới ngoài 50 tuổi, sống một mình
Trong suốt 3 năm này, tiền thuê nhà và điện nước được khấu trừ tự động thông qua tài khoản ngân hàng của người đã mất. Chỉ khi tài khoản hết tiền, người ta mới đến nhà giục và phát hiện thi thể còn lại khung xương.
Theo báo cáo năm 2006, kodokushi chiếm khoảng 4,5% tổng tử vong. Nhiều trường hợp là nam giới, tuổi từ 50 trở lên và là "người bốc hơi".
Xã hội Nhật Bản lên án "người bốc hơi", xem họ như những kẻ yếu đuối, vô trách nhiệm, trốn chạy thực tại. Họ kỳ thị kodokushi, chê trách luôn thân nhân của kodokushi, vì đã mặc những người này sống cô độc rồi chết một mình.
Xã hội Nhật Bản ít thương cảm đối với kodokushi
Ngoài người bốc hơi, kodokushi còn nhiều cá nhân khác trong xã hội. Họ bao gồm từ người già sống neo đơn đến người trẻ sống độc thân. Masaki Ichinose, người đứng đầu Viện nghiên cứu Sự sống và Cái chết (Institute of Death and Life Studies) cho rằng, sự gia tăng của kodokushi là hệ quả của lối sống đương đại quá lạnh nhạt. Người Nhật ngày càng thờ ơ với người bên cạnh, xem sống chết của người khác không phải chuyện của mình.
Nỗ lực thay đổi
Người Nhật luôn cho rằng, họ không đời nào lại là kodokushi. Năm 2015, Kojima Miyu, nhân viên công ty dọn dẹp nhà người chết một mình - To Do Company, nhận trọng trách "nâng cao nhận thức về kodokushi". Cô cho biết, khi nghe nói tới vấn đề này, đa phần người Nhật không buồn chú ý. Ngay cả những người làm trong ngành dịch vụ tang lễ cũng cho rằng, nó không thể nào trở thành hiện tượng tại Nhật Bản.
Kojima Miyu, nhân viên công ty dọn dẹp nhà người chết một mình To Do Company
"Bất chấp truyền hình, báo chí… ngày càng đề cập nhiều đến kodokushi, công chúng chưa thừa nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng," – Miyu chia sẻ. Phải đến năm 2019, mọi người mới bớt định kiến và thẳng thắn nhìn nhận hiện thực đau lòng này.
"Khi đến nhà người chết một mình, tôi và các đồng nghiệp bắt tay vào làm sạch căn phòng," – Miyu kể. "Công việc của chúng tôi là thu thập toàn bộ đồ đạc của người quá cố, loại bỏ rác và bất kỳ vật liệu sinh học nào, lau dọn vết bẩn và khử mùi".
Hai năm gần đây, dưới tác động của Covid-19, công việc dọn dẹp nhà người chết một mình đòi hỏi nhiều công đoạn hơn.
Nhân viên các công ty dọn dẹp nhà người chết một mình vất vả hơn trong đại dịch
Sau nhiều năm làm việc, Miyu nhận ra kodokushi có thể là bất kỳ ai chứ không giới hạn ở người cô độc. Cô kiến nghị nên thay đổi từ kodokushi vốn nhấn mạnh sự cô đơn (kodoku – đơn độc), sang thành jitakushi (chết tại nhà).
Ngoài ra, Miyu còn tự tay làm một số mô hình không gian kodokushi thu nhỏ. Cô muốn thông qua chúng, phổ biến với mọi người về thực trạng và nguy cơ chết một mình.
"Tôi chưa từng làm mô hình thu nhỏ trước đây," – Miyu cho biết. Cô mày mò học từ trực tuyến, thử nghiệm và thất bại khá nhiều lần cho đến khi tạo ra được tác phẩm ưng ý.
Một mô hình không gian kodokushi thu nhỏ của Kojima Miyu
Mỗi mô hình của Miyu mang một câu chuyện. Ví dụ Kodokushi, Tuổi 50 – 60 (Kodokushi, Age 50–60) chứa thông điệp, nhiều người đã chết một mình trong độ tuổi không ai ngờ này. Kodokushi Sốc nhiệt (Caused by Heat Shock) thì phản ánh thực tế, nhiều người mất mạng ngay trong nhà chỉ vì tính chủ quan giữa mùa đông.
Tham khảo Nippon
Pháp luật và bạn đọc