Kỹ năng phân tích - Chìa khóa then chốt giúp bạn làm chủ cuộc sống
Bạn liên tưởng đến điều gì đầu tiên khi nghe về “kỹ năng phân tích”, có phải một điều gì đó cao siêu, vĩ mô? Nhưng trên thực tế có những cách rất đơn giản có thể giúp chinh phục kỹ năng mềm này. Cải thiện, phát triển kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, xử lý những thông tin phức tạp và đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn để xây dựng một sự nghiệp thành công trong tương lai.
- 10-12-2019Lòng đố kị: "Chúng ta thà để người ngoài làm tỷ phú, cũng không muốn người quen mua vé số trúng một cái chậu nhựa"
- 10-12-2019Từ kẻ “không một xu dính túi” đến ông trùm đầu cơ hàng đầu thế giới, đây là chiến thuật mà Ray Dalio sử dụng trong cuộc sống và công việc
- 09-12-20194 việc phàm là người thông minh đều không bao giờ làm, hãy xem bạn làm được mấy việc!
Đã bao giờ bạn tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc và được hỏi một câu hỏi như: "Hãy nói cho tôi biết về một vấn đề bạn đã gặp phải và cách bạn khắc phục nó"?
Liệu bạn có từng tự hỏi tại sao những dạng câu hỏi này lại được dùng để hỏi các ứng viên không? Đó là vì các nhà tuyển dụng đang đánh giá kỹ năng phân tích của bạn!
Nhà tuyển dụng đánh giá cao những nhân viên có kỹ năng phân tích tốt vì họ là người có thể giải quyết được các vấn đề. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu xem kỹ năng phân tích là gì và tại sao chúng lại cần thiết đến như vậy trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Kỹ năng phân tích là gì?
Trước tiên, bạn cần lưu ý rằng thứ chúng ta đang bàn luận có tên là "kỹ năng phân tích" chứ không phải "tài năng phân tích". Đây là sự khác biệt rất quan trọng, bởi "tài năng" là một khả năng thiên bẩm nào đó mà bạn sinh ra đã có được. Một kỹ năng thì không như vậy, nó là thứ mà bạn hoàn toàn có thể học được.
Và cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, theo thời gian, kỹ năng phân tích sẽ trở nên tốt hơn nếu được luyện tập đều đặn. Vậy, chính xác thì, kỹ năng phân tích là gì?
Theo tờ Lifehack, kỹ năng phân tích bao gồm những khả năng sau đây:
1. Nhận biết và xác định vấn đề
2. Nghiên cứu và thu thập dữ liệu
3. Phân tích dữ liệu thu thập được
4. Giải quyết vấn đề và tư duy phản biện
Ngoài những kỹ năng phân tích trên, thì một số kỹ năng phụ khác cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bạn, đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng triển khai công việc và sự sáng tạo.
Vậy kỹ năng phân tích giúp bạn thành công trong công việc như thế nào?
1. Dự thảo ngân sách
Cải thiện, phát triển kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, xử lý những thông tin phức tạp và đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn để xây dựng một sự nghiệp thành công trong tương lai.
Công việc đầu tiên đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích tốt đó là dự thảo ngân sách. Những người lãnh đạo, nhà quản lý hay trưởng bộ phận đều cần phải biết dự thảo ngân sách chi tiêu cho các phòng ban hay dự án của mình. Một nhà quản lý giỏi sẽ sử dụng các kỹ năng phân tích để thu thập, phân tích và giải thích những dữ liệu trước đó để dự báo chính xác các yêu cầu ngân sách trong tương lai.
2. Biết cách làm nổi bật những ý tưởng và đề xuất của mình
Trong quá trình làm việc nhóm, nếu bạn đưa ra những đề xuất của bản thân đi kèm với các giải pháp cụ thể đã được nghiên cứu và kiểm chứng kỹ lưỡng, thì ý tưởng của bạn chắc chắn sẽ được cân nhắc và thực hiện. Đây là lúc kỹ năng phân tích được sử dụng triệt để và tối ưu.
3. Dự toán và đấu thầu dự án
Cho dù bạn là một nhà thầu đang đấu thầu một dự án xây dựng có giá hàng triệu đô là hay một nhà phát triển website, thì việc ước tính chính xác và đấu thầu là rất quan trọng. Và nó chỉ được thực hiện thông qua những kỹ năng phân tích cũng những kinh nghiệm mà bạn đã có được trong thực tế.
4. Hợp tác
Khi làm việc nhóm, mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rõ 4 điều dưới đây:
• Vấn đề cần giải quyết là gì?
• Mỗi người trong nhóm sẽ chịu trách nhiệm cho phần nào của giải pháp được đưa ra?
• Giới hạn thời gian để giải quyết vấn đề là bao lâu?
• Kết quả sẽ như thế nào?
Đây chính là phương pháp phân tích để quản lý dự án được áp dụng phổ biến.
5. So sánh
Không có thứ gì gọi là một giải pháp "hoàn hảo", và trong nhiều trường hợp thì một vấn đề có thể có nhiều hơn một giải pháp. Kỹ năng phân tích cho phép bạn đánh giá ưu và nhược điểm của các tình huống khác nhau để tối đa hóa ưu điểm và hạn chế những nhược điểm.
6. Dự đoán chính xác
Có kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp bạn dự đoán chính xác vấn đề hoặc sự thiếu hiệu quả trong tổ chức.
7. Quản lý nhân sự
Bằng cách sử dụng các kỹ năng phân tích, người quản lý hoặc trưởng nhóm có thể đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân, từ đó phân công nhiệm vụ theo khả năng của từng người. Chúng cũng hữu ích trong việc chỉ ra những lĩnh vực nào cần đào tạo bổ sung hoặc cần được khắc phục.
8. Lên kế hoạch cho dự án
Kỹ năng phân tích cho phép chúng ta chia một dự án lớn thành các phần riêng lẻ nhỏ hơn. Sau đó là phân chia thời gian tương ứng để hoàn thành dự án.
9. Nhận biết tình huống
Ai trong số chúng ta cũng đều có ý kiến chủ quan và rất khó để loại bỏ chúng trong các cuộc thảo luận hoặc khi đưa ra quyết định. Điều tốt nhất bạn có thể làm đó là nhận thức được chúng ở ngay chính bản thân mình và ở người khác. Đây là một kỹ năng yêu cầu sự kỷ luật tự giác và khả năng tự nhận thức cao.
Ngoài ra, kỹ năng phân tích còn được sử dụng trong những công việc như phân tích quá trình, báo cáo, nhận biết sự tương quan và nguyên nhân hay quá trình định hướng và ưu tiên.
Vậy, đâu là cách phát triển, cải thiện và mài giũa kỹ năng phân tích của bạn?
Câu trả lời đó là thông qua việc học hỏi và trải nghiệm của chính bạn. Trước tiên, cần học hỏi để có được một nền tảng vững chắc, và sau đó hãy rèn giũa bản thân thông qua những trải nghiệm thực tế.
1. Thông qua học hỏi
Bạn có thể tham gia các khoa học về kinh doanh, quản trị kinh doanh và thống kê. Thậm chí bạn có thể tham gia những khóa học trực tuyến với chi phí thấp và có thể tham dự bất cứ khi nào rảnh rỗi. Youtube cũng là một nơi tuyệt vời với các video miễn phí về chủ đề kỹ năng và tư duy phân tích. Và cuối cùng, hãy tham gia những khóa học chuyên sâu được tổ chức ở công ty của bạn. Chúng đặc biệt hữu ích bởi những chương trình này thường được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực cụ thể của công ty.
2. Thông qua trải nghiệm thực tế
Kinh nghiệm chính là người thầy giỏi nhất, và điều này hoàn toàn đúng trong quá trình trau dồi kỹ năng phân tích.
Hãy bắt đầu bằng việc chơi các trò chơi trí tuệ. Chỉ cần chơi chúng 15 phút mỗi ngày, bạn đã có thể rèn luyện tư duy phân tích cho mình. Một số tựa game phổ biến là Wizard, Elevate và Brain Trainer Special... Cờ vua và Sudoku cũng là những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Tiếp theo, hãy chú ý và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh bạn. Khi tới một quán cà phê nào đó, hãy chú ý cách chủ quán sắp đặt không gian của quán cà phê, vị trí của bàn pha chế hay cách hệ thống bán hàng được thiết lập và hoạt động. Bạn có thể giải thích được tại sao không gian của quán cà phê này được thiết kế như vậy không? Liệu đây có phải là một cách thiết kế kém hiệu quả? Bạn có thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào để giải quyết vấn đề này không? Sau một thời gian, những suy nghĩ như vậy sẽ dần trở thành suy nghĩ tự nhiên của chính bạn.
Kết luận
Kỹ năng phân tích có ích cho bạn bạn trong mọi giai đoạn của sự nghiệp. Nhưng chìa khóa để cải thiện nó nằm ở chính khát vọng thành công của bạn. Bằng cách cải thiện, phát triển kỹ năng phân tích, bạn sẽ nâng cao khả năng tranh luận. Đồng thời, đây cũng là cách để bổ sung thêm kiến thức, xử lý những thông tin phức tạp và đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn giúp bạn xây dựng một sự nghiệp thành công cho riêng mình.
Theo Lifehack