Kỳ thi công chức Trung Quốc quốc gia năm 2022 mở màn, người đăng ký tham gia vượt mốc 2 triệu, tỷ lệ chọi 1/68
Kỳ thi công chức quốc gia của Trung Quốc năm 2022 đã "quá tải", thí sinh phải đối mặt với tỷ lệ chọi cao.
- 25-10-2016Trung Quốc thi tuyển công chức: 8.000 người nộp hồ sơ xin vào 1 vị trí
- 26-11-2012Sĩ tử Trung Quốc chen chân thi công chức
- 03-12-2011Thi tuyển công chức khốc liệt ở Trung Quốc
Kỳ thi tuyển công chức quốc gia năm 2022 của Trung Quốc đã bắt đầu. Trong kế hoạch lần này, sẽ tuyển sinh 31.200 người, số người đăng ký lên tới 2,123 triệu người, lần đầu tiên vượt ngưỡng 2 triệu. Tỷ lệ giữa số lượng ứng viên và số lượng phương án tuyển dụng là 68:1.
Trong số đó, vị trí "giám đốc cấp một trở xuống" của Cục quản lý bưu điện tỉnh Ali, Tây Tạng đã thu hút rất nhiều ứng viên đăng ký, tính đến hết ngày đóng đơn đăng kí, tỷ lệ chọi của vị trí này là "1 chọi 20.000 ". Kể từ năm 2009, số lượng người đăng ký cho kỳ thi quốc gia ở Trung Quốc đã đạt ngưỡng triệu người liên tục trong 14 năm, và năm nay số lượng người đăng ký đã vượt quá 2 triệu người.
Theo Zheng Wenzhao, một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Giáo dục Huatu, từ việc quan sát tỷ lệ giữa số lượng ứng viên và quy mô tuyển dụng trong 3 năm gần đây cho thấy, tỷ lệ cạnh tranh trung bình của kỳ thi quốc gia ở Trung Quốc là khoảng 60:1, năm nay đã lên tới 68:1, mức độ cạnh tranh đã tăng lên đáng kể. Từ số liệu của những năm qua, tỷ lệ đăng ký đang có xu hướng tăng đều, đồng thời kết quả của thí sinh cũng dần được cải thiện, mức độ cạnh tranh trong kỳ thi quốc gia ở Trung Quốc ngày càng tăng lên.
Theo tìm hiểu, việc tuyển dụng này đặc biệt thiên về các vị trí cấp cơ sở và nhóm sinh viên mới tốt nghiệp. Trong số đó, 21.000 phương án được sắp xếp để tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp nhằm phục vụ và thúc đẩy cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp đại học.
Ngoài ra, hơn 8.700 phương án đã được bổ sung cho các cơ sở khó khăn trực thuộc cấp quận (huyện) trở xuống ở các khu vực phía Tây. Đồng thời, áp dụng các biện pháp thích hợp như hạ thấp yêu cầu học vấn, nới lỏng điều kiện chuyên môn và không hạn chế số năm làm việc và kinh nghiệm để giảm rào cản gia đầu vào. Đặt ra hơn 2.800 phương án tuyển dụng nhằm phục vụ nhân viên hạng mục tuyển sinh cấp cơ sở và các quân nhân tốt nghiệp đại học, phục vụ trong quân đội 5 năm trở lên đã giải ngũ, khuyến khích thu hút nhân tài đến các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Huang Jianhong, giáo sư của viện Quản lý công và Chính trị, nhân viên nghiên cứu của Đại học Tô Châu phân tích rằng, việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp có thể giúp đội ngũ nhân viên công chức thu nạp thêm được nhiều lực lượng mới, đồng thời cũng để mở rộng nguồn nhân tài, thúc đẩy bổ sung đội ngũ công chức và hình thành nguồn nhân tài một cách hợp lý hơn.
Theo Chinatimes