Ký ức kinh tế Việt Nam thời bao cấp qua tranh biếm hoạ
Việt Nam đã đi qua thời bao cấp 30 năm. Tuy nhiên, những ký ức của nó vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người.
- 04-09-2016Thời bao cấp những "đường dây" buôn bán tư nhân với Liên Xô và Đông Âu hoạt động như thế nào?
- 26-08-2016Sống khổ như thời bao cấp trong khu biệt thự giữa lòng thủ đô
- 25-08-2016Từng trải qua thời bao cấp như Việt Nam, quốc gia này đang trên đường trở thành Thung lũng Silicon của châu Âu
- 04-08-2016Khu tập thể Văn Chương: Nơi vẫn giữ nếp sinh hoạt như thời bao cấp
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo đó, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho kinh tế do nhà nước chỉ huy.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, tức là trước thời kỳ Đổi mới.
Ở thời kỳ này nhà nước đóng vai trò quyết định toàn bộ nền kinh tế, kinh tế tư nhân bị xoá bỏ. Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa hương này sang địa phương khác.
Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.
Vì vậy, thời điểm này, hàng hoá, dịch vụ luôn luôn trong trạng thái khan hiếm, gây nên những câu chuyện dở khóc dở cười.
Ví dụ như nhiều thành phố lớn bị thiếu gạo, thiếu chất đốt, thiếu điện, thiếu nước... Mặt khác, do cơ chế quản lý mà nhiều nguồn hàng đã eo hẹp nhưng lại bị thất thoát bằng nhiều cách.
Cơ bắp hoá quạt điện (Báo Văn nghệ ngày 22/8/1981)
Hết xăng, ngay cả xe cấp cứu cũng phải đưa đi "cấp cứu"! (Báo Văn nghệ, ngày 23/10/1982)
Không có nước nhưng có rất nhiều đơn khiếu nại về mất nước! (Báo Văn nghệ 24/12/1983)
Phải tắm giặt nhờ vòi nước cơ quan (Báo Văn nghệ ngày 9/7/1983)
Bán sắt vụn để lấy tiền trả lương công nhân
Vì độc quyền phân phối hàng hoá nên những người mậu dịch viên rất cậy quyền trong thời kỳ này.
Nơi "ngon" và nơi "không ngon" (Báo Nhân dân 26/10/1987)
Cũng trong thời kỳ này, kinh tế tư nhân đã "tàng hình" để sống sót và hoạt động. Thay vì kinh doanh công khai, tuân theo luật pháp của Nhà nước, theo kế hoạch và chủ trương của Nhà nước để góp phần vào quốc kế dân sinh, xây dựng dân giàu nước mạnh như thời kỳ đổi mới hiện nay, thì tầng lớp công thương nghiệp tư nhân thời đó đã buộc phải lẩn vào bóng tối chui vào các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí nhân danh kinh tế quốc doanh để hoạt động bất hợp pháp.
Tử "ai thắng ai" đến "cộng sinh" (Báo Văn nghệ 2/7/1983)
Kinh tế tư nhân thì bị bỏ xó, trong khi kinh tế tập trung đã hình thành tình trạng "cha chung không ai khóc" gây nên sự tham ô, lãng phí của công rất nhiều.
Ăn chia theo công điểm trong HTX (trong đó có những loại công như công văn nghệ,công nhảy nhịp điệu, công tập thể thao và cả công cho người đi đặt vòng) (Báo Nhân dân, ngày 17/08/1986)