MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Là “cha đẻ” của kinh tế học nhưng Keynes sẽ bị sa thải nếu làm việc cho các quỹ đầu tư hiện nay

28-09-2016 - 09:48 AM | Tài chính quốc tế

Mức lợi nhuận mà Keynes thu về biến động quá mạnh và không nhà đầu tư hiện đại nào có thể chấp nhận một danh mục đầu tư đầy biến động, rủi ro như thế.

Xét trên một khía cạnh nào đó, đầu tư là một công việc có vẻ tẻ nhạt và đầy khó khăn đối với những người không có “máu đỏ đen”. Ngược lại, đối với những người có một chút đam mê “cờ bạc”, đầu tư sẽ chỉ mang lại phần thường cho một vài người thực sự liều lĩnh và dám chấp nhận rủi ro để đặt cược tất cả.

John Maynard Keynes là một cái tên nổi tiếng trong giới kinh tế học. Ông không chỉ là “cha đẻ” của các học thuyết kinh tế vĩ mô mà còn là một nhà đầu tư lừng lẫy với những chiến lược hết sức khôn ngoan.

Mới đây, trên tài khoản Twitter cá nhân, nhà báo Ben Carlson đã chia sẻ một bản ghi chép các danh mục đầu tư của John Keynes khi ông đang quản lý danh mục của King College. Bức ảnh nhận được rất nhiều bình luận và nhiều người cho rằng nếu như Keynes còn sống đến ngày nay và làm việc cho các quỹ đầu tư thì có lẽ ông đã bị sa thải. Như bảng dưới đây, mức lợi nhuận mà Keynes thu về biến động quá mạnh và không nhà đầu tư hiện đại nào có thể chấp nhận một danh mục đầu tư đầy biến động, rủi ro như thế.

Trước tiên hãy nói về ba nguyên tắc đầu tư của Keynes được Journal of Finance đúc kết:.

Thứ nhất, luôn lựa chọn cẩn thận các loại tài sản có so với giá trị nội tại của nó ở thời điểm hiện tại hoặc vài năm nữa. Nghĩa là khoản đầu tư này không cần “quá đẹp” ở thời điểm hiện tại, chỉ cần sổ sách cho thấy chúng có giá trị cao.

Thứ hai, hãy nắm giữ một cách chắc chắn những tài sản mà bạn đã mua được, ít nhất trong một vài năm sau cho đến khi chúng đem lại lợi ích như bạn mong muốn hoặc chứng minh là bạn đã lựa chọn sai.

Thứ ba, giữ cho danh mục đầu tư cân bằng nhất có thể, cố gắng đa dạng hóa rủi ro.

Như vậy cũng giống như “huyền thoại chứng khoán” Warren Buffett của thế kỷ 21, Keynes là một nhà đầu tư giá trị. Ông mua và nắm giữ rất nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Thậm chí ngay cả khi nắm giữ một lượng cổ phiếu cực nhỏ, ông cũng luôn lựa chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Bây giờ hãy quay trở lại với chuyện hiệu suất đầu tư của Kenyes biến động quá mạnh. Không thể phủ nhận quãng thời gian từ 1928 đến 1945 là thời kỳ hết sức khó khăn đối với các nhà đầu tư, và thành tích đầu tư của Keynes là rất đáng nể.

“Một chiến lược đầu tư khôn ngoan đòi hỏi nhà đầu tư phải biết chấp nhận nghịch lý, rủi ro càng cao thì khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận càng lớn. Các cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất không bao giờ dễ dự đoán trong một khoảng thời gian ngắn và bạn phải có đủ kiên nhẫn để đặt cược với thời gian” – Giáo sư David Swensen đến từ Đại học Yale cùng quan điểm với Keynes.

Tuy nhiên, ở trong thế giới hiện đại và đặc biệt là trong quan niệm của các nhà đầu tư tổ chức, những gì xảy ra trong ngắn hạn là thứ đáng quan tâm hơn. Keynes cho rằng đối với các nhà đầu tư, mục tiêu lớn nhất không phải là đánh bại thị trường mà là làm sao để bản thân không bị đánh bại. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các nhà đầu tư vẫn dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho việc đánh bại thị trường. Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý quỹ tồn tại.

Hiện nay có rất ít nhà đầu tư đủ kiên nhẫn và nguyên tắc để tuân thủ chiến lược của Keynes. Đó cũng chính là lý do Keynes sẽ bị sa thải nếu như ông làm việc cho các công ty quản lý quỹ hiện đại.

Hà My

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên