"Là một nhà kinh tế, tôi muốn được gửi lời xin lỗi tới tất cả những người Mỹ mất việc làm bởi toàn cầu hóa"
Đó là lời chia sẻ của Daniel Altman - nhà kinh tế học, biên tập viên cấp cao của tạp chí Foreign Policy. Trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do TPP nhiều khả năng sẽ vắng bóng Mỹ, đây là lúc để chúng ta cùng nhìn lại ý nghĩa thực sự của thương mại tự do là gì.
- 10-04-201716 nước bị Tổng thống Trump điều tra về thâm hụt thương mại, châu Á chiếm hơn nửa
- 02-04-2017Đức chỉ trích sắc lệnh về thương mại của Tổng thống Mỹ Trump
- 15-03-2017Trump đang dần từ bỏ Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung rồi sẽ đi về đâu?
- 12-03-2017Trung Quốc: Chiến tranh thương mại với Mỹ làm cả hai bên thiệt hại
Trong một bài viết mới đây được đăng trên tạp chí ngày 19/4, ông Altman đã chia sẻ những quan điểm của mình về toàn cầu hóa nhìn lại sau chặng đường dài 3 thập kỷ và những ảnh hưởng của nó đến người dân. Dưới đây là những phân tích của ông.
"Là một nhà kinh tế, tôi muốn được gửi lời xin lỗi tới tất cả những người Mỹ mất việc làm hoặc kế sinh nhai bởi toàn cầu hóa. Kinh tế học đã làm các bạn thất vọng bởi lý tưởng, chính trị và sự lười biếng. Nó đã không thể giúp các bạn bởi những chỉ dẫn của nó thiếu sót một cách đáng thương và những chỉ số tốt nhất lại hầu như không thể làm được gì để bù đắp chúng".
Có những câu hỏi "tích cực" trong nền kinh tế mà được giải đáp bằng những câu trả lời toán học - điều đơn giản là phải đúng - và cũng có những câu hỏi "chuẩn mực" mà chung quy lại là để đánh giá chính sách. Trong những lớp học kinh tế, chúng tôi dạy học sinh của mình để trả lời câu hỏi đầu tiên và thường dừng lại trước khi đến với câu hỏi thứ hai. Điều đó tạo nên một lỗ hổng trong mọi cuộc bàn luận về chính sách kinh tế. Họ nắm được lý thuyết cơ bản nhưng lại hiếm khi để ý xem chúng được áp dụng vào thế giới thực như thế nào.
Trong bối cảnh thương mại tự do và toàn cầu hóa, lỗ hổng này là một tai họa. Tất cả các sinh viên kinh tế năm nhất đều được học về lý thuyết lợi thế so sánh và những lợi ích từ thương mại tự do. Họ nhìn thấy một bằng chứng toán học rằng khi hai quốc gia buôn bán hàng hoá hoặc dịch vụ, lợi ích dành cho người chiến thắng lớn hơn chi phí mà người thua cuộc phải trả. Đúng ra là họ được đảm bảo, rằng thương mại sẽ làm mọi thứ tốt hơn - hoặc ít nhất là không tệ hơn.
Tuy nhiên, quá trình phân phối lại sản xuất nhằm tạo ra sự cải thiện lớn về mức sống của người dân lại hầu như không được giải quyết, thậm chí là nhắc đến. Để làm được điều đó, các nhà kinh tế học sẽ phải bước chân vào vũng bùn lầy lội bao gồm các câu hỏi "chuẩn mực". Liệu chính phủ có nên lấy từ người này để đưa cho người khác. Ai nên cho đi nhiều nhất? Ai nên là người nhận và chính xác thì họ sẽ nhận được những gì?
Ngay cả khi đặt chính trị sang một bên, những câu hỏi đó cũng không hề dễ dàng. Không ai có thể tìm ra một câu trả lời chắc chắn để đưa những công nhân bị tổn thương bởi toàn cầu hóa lành lặn trở lại. Trên lý thuyết, tất cả những người được hưởng lợi từ toàn cầu hóa - người tiêu dùng mua hàng nhập khẩu, nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào giá rẻ, nhà xuất khẩu - sẽ phải đóng góp. Ngược lại, tất cả những người bị thiệt hại - những công nhân mất việc làm, những cổ đông thuộc các công ty bị cạnh tranh bởi đối thủ nước ngoài - sẽ lần lượt được bồi thường. Hơn nữa, xã hội sẽ phải đồng ý về giá trị của những khoản lợi ích và chi phí đó, không chỉ bằng tiền mà còn bằng phúc lợi.
Những điều này có thể khó chấp nhận đối với sinh viên kinh tế năm nhất, chưa kể đến giáo sư của họ. Hãy đọc đoạn văn sau đây trong một cuốn sách giáo khoa kinh tế dành cho sinh viên năm nhất. Sau nhiều trang viết về lý thuyết lợi thế so sánh và lợi ích thương mại, đoạn văn này hầu như là tất cả những gì tác giả viết về người chiến thắng và người thua cuộc từ thương mại tự do.
Tyler Cowen và Alex Tabarrok thuộc trường ĐH Mason viết: "Mất việc cuối cùng cũng là một phần khỏe mạnh của mọi nền kinh tế tăng trưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận chi phí chuyển đổi công việc. Bảo hiểm thất nghiệp, tiết kiệm và hệ thống giáo dục mạnh sẽ giúp người lao động đối phó với những cú sốc". Có lẽ cần phải lưu ý rằng Cowen là người chỉ trích tích cực hệ thống bảo hiểm thất nghiệp trên trang blog cá nhân của ông.
Thậm chí, nhà kinh tế học được giải Nobel - Paul Krugman và vợ của ông - nhà kinh tế học Robin Wells còn nói qua loa hơn: "Phần lớn các nhà kinh tế sẽ cho rằng lợi ích từ việc giảm thiểu bảo hộ thương mại vẫn bù đắp được tổn thất. Tuy nhiên, ngày nay việc đảm bảo những lợi ích đó được lan truyền rộng rãi đang ngày càng quan trọng hơn". Có lẽ sự hạn hẹp của những con chữ đã nợ ông Krugman một điều rằng lợi ích từ thương mại đã bị cạn kiệt khá nhiều.
Nhà kinh tế học, cựu chủ tịch ủy ban cố vấn kinh tế của Tổng thống George W. Bush - N. Gregory Mankiw thì có một góc nhìn thực tế hơn: "Nhưng liệu thương mại sẽ làm cho tất cả mọi người tốt đẹp hơn? Chắc là không. Trên thực tế, việc bồi thường cho người thua cuộc từ thương mại tự do là rất hiếm. Nếu không có khoản bồi thường như vậy, mở cửa thương mại quốc tế là một chính sách khiến cho chiếc bánh kinh tế phìn to, trong khi cắt bớt phần bánh của một số người tham gia trong nền kinh tế".
Sau cùng, R. Glenn Hubbard - người tiền nhiệm của ông Mankiw trong Nhà Trắng và Anthony Patrick O'Brien - nhà kinh tế học thuộc ĐH Lehigh là 2 người duy nhất lên tiếng: "Mặc dù, những người mất việc vì thương mại tự do có thể khó tìm được một công việc khác. Đó là lý do tại sao ở Mỹ, chính phủ liên bang có chương trình Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại nhằm cấp vốn cho những lao động mất việc do thương mại quốc tế. Họ có thể sử dụng số tiền này để đào tạo lại, tìm kiếm việc làm mới hoặc di chuyển đến các khu vực có công việc phù hợp. Chương trình này - cũng như nhiều chương trình tương tự ở các nước khác - thừa nhận rằng số người thất bại từ thương mại quốc tế tương đương với số người chiến thắng".
Chương trình Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA) có ngân sách khoảng 664 triệu USD - tương đương khoảng 0,004% GDP.
Điều này có nghĩa là mỗi 1 USD trong số 25.000 USD người Mỹ tạo ra sẽ được dùng để hỗ trợ những người bị tổn thương bởi toàn cầu hóa. Họ không nhận tiền trực tiếp, họ chỉ phải hy vọng rằng chương trình này sẽ giúp họ chuyển sang việc làm mới.
Và con số đó cũng không nhiều. Ngay cả trong những ngày tháng kinh tế ảm đạm năm 2010, chưa đến 300.000 người Mỹ nhận được TAA. Nhưng nếu đánh giá theo môi trường chính trị, hàng triệu người đang bất bình về toàn cầu hóa. Bernie Sanders và Donald Trump đã giành những lá phiếu ủng hộ từ người dân bằng cách tấn công vào Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và các thỏa thuận mới với châu Âu và châu Á.
Đáng nhẽ ra, điều này không nên làm các nhà kinh tế ngạc nhiên. Tôi đã không còn nhớ tôi đã viết về sự bất bình đẳng mà toàn cầu hóa mang lại bao nhiêu lần. Những người đứng đầu về tài sản, trình độ giáo dục và mức liên kết quốc tế luôn là những người được tranh bị tốt nhất để giành lợi ích lớn nhất từ thương mại quốc tế. Ở các nước nghèo, lợi ích thu được từ thương mại thường xuất phát từ việc xuất khẩu các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, và hàng triệu người làm việc trong những ngành này cũng có thể có lợi. Điều đó cũng từng xảy ra ở Mỹ, nhưng đã không còn nữa.
Tại Mỹ, những người thua cuộc lớn trong làn sóng toàn cầu hoá hiện nay đến từ tầng lớp trung lưu và thu nhập thấp, như nhà kinh tế Branko Milanovic thuộc ĐH New York City đã mô tả chi tiết trong cuốn sách mới của ông có tên "Bất bình đẳng toàn cầu". Nhiều người trong số họ đã chú ý đến các chiến dịch nổi dậy của Trump và Sanders, những đề nghị của họ khiến các nhà kinh tế lắc đầu và vắt tay.
Nhưng chúng tôi chỉ có chính mình để đổ lỗi. Chúng tôi không bao giờ nói với sinh viên của chúng tôi tầm quan trọng của việc quản lý quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu hội nhập hơn. Chúng tôi cũng không bao giờ nói với họ cách để làm việc đó. Nếu chúng tôi đã làm công việc của mình, nó không nhất thiết phải theo cách này.