Là người Việt Nam, bạn có những đặc điểm này hay không: Đúng nhận sai cãi ngay!
Có phải là bạn đang có nhà kiên cố để ở, có điện thoại riêng và nhà có TV không?
- 07-02-2023Số ô tô trên 1.000 dân ở Thái Lan là 280, Trung Quốc là 223, Singapore là 149, Việt Nam là bao nhiêu?
- 07-02-2023Bộ Giao thông nói gì về đề nghị bỏ trạm BOT cầu Bến Thủy?
- 07-02-2023Thấy gì sau câu chuyện bầu Đức lần đầu đón “đúng sóng” nhờ sầu riêng?
Hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam đều tiến hành khảo sát mức sống dân cư, điều tra chọn mẫu nhằm thu thập thông tin để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sống hộ dân cư, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều.
Thu nhập của bạn trên 4 triệu?
Liên quan đến thu nhập, theo kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống dân cư 2021, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,205 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (3,486 triệu đồng).
Mỗi tháng bạn chi tiêu trên 2 triệu?
Về chi tiêu, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2020 bình quân 1 người 1 tháng đạt 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018.
Bạn đang ăn ít tinh bột hơn?
Liên quan đến các nhu cầu cụ thể, theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư 2020, Khối lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo kết quả khảo sát cho thấy xu hướng rõ ràng là các hộ gia đình giảm dần việc tiêu thụ tinh bột, như việc lượng gạo tiêu thụ bình quân một người một tháng giảm dần qua các năm, từ 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng năm 2020. Thói quen ăn uống cho thấy, các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn thường tiêu thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia đình thành thị (8,5 so với 6,1 kg/người/tháng).
Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất (9,1 so với 6,5 kg/người/tháng).
Bạn đang ăn nhiều thịt hơn?
Lượng tiêu thụ về thịt các loại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, từ 1,8 kg/người/tháng năm 2010 lên 2,3 kg/người/tháng năm 2020.
Bạn có uống rượu, bia nhiều hơn?
Lượng tiêu thụ rượu, bia có dấu hiệu tăng nhẹ trong năm 2020, từ 0,9 lít/người/tháng năm 2010 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020. Lượng tiêu thụ mặt hàng này của nhóm hộ gia đình giàu cũng cao hơn so với nhóm hộ gia đình nghèo nhất (2,37 so với 0,97 lít/người/tháng).
Bạn có nhà kiên cố để ở?
Theo kết quả khảo sát, phần lớn hộ dân cư sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố (95,6%), chỉ một tỷ lệ nhỏ hộ sống trong nhà thiếu kiên cố (3,2%) và nhà tạm (1,2%). Chất lượng nhà ở được nâng cao rõ rệt trong giai đoạn 2010-2020, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2020 là 25,2 m2, tăng 7,4 m2 so với năm 2010, tương ứng tăng 41,2%.
Bạn có điện lưới để dùng?
Năm 2020, điện lưới đã bao phủ hầu hết các vùng, miền trên cả nước khi có tới 99,5% hộ gia đình sử dụng điện lưới là nguồn thắp sáng chính. Tỷ lệ này không có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực thành thị - nông thôn, giữa các vùng kinh tế trên cả nước. Thực tế, tại rất nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, 100% hộ dân cư đã sử dụng điện lưới trong nhiều năm qua.
Bạn có điện thoại, có xe máy hoặc ô tô?
Nhìn chung, gần như tất cả các hộ gia đình hiện nay đều có đồ dùng lâu bền để phục vụ cho đời sống (99,9%), chỉ còn rất hiếm (0,1%) một số ít hộ gia đình không có đồ dùng lâu bền.
Trong giai đoạn 2010-2020, số lượng đồ dùng lâu bền trên 100 hộ gia đình có xu hướng tăng mạnh ở các loại đồ dùng phục vụ nhu cầu đi lại (ô tô, xe máy), nhu cầu liên lạc, giải trí (điện thoại) và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống (máy điều hòa nhiệt độ, bình tắm nước nóng), đồ dùng hỗ trợ việc nhà (tủ lạnh, máy giặt) và giảm mạnh ở các loại đồ dùng đã trở nên lạc hậu về công nghệ (đầu video, dàn nghe nhạc). Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chủ yếu cũng có chung xu hướng như trên.
Nhịp sống thị trường