Là ông vua của thế giới, Trung Quốc vẫn săn lùng sản vật quý hiếm của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 100%, nhiều cường quốc ưa chuộng
‘Vàng xanh’ quý hiếm của Việt Nam chỉ xuất hiện tại 1/5 các quốc gia trên thế giới.
- 27-06-2024Ngành hàng nghìn tỷ của Việt Nam được hàng loạt cường quốc đua nhau chốt đơn: Trung Quốc tăng mua hơn 100% nhưng Mỹ mới là khách sộp top 1
- 25-06-2024Thu 400 triệu USD từ đầu năm, mặt hàng đầy triển vọng này của Việt Nam được săn đón khắp châu Á: Sản lượng đứng thứ 8 thế giới, Trung Quốc liên tục gom hàng
- 22-06-2024"Cá tỷ đô" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc mê không lối thoát vì vừa rẻ vừa ngon: bỏ túi hơn 700 triệu USD, sản lượng đứng đầu thế giới
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 5/2024 đạt 9,5 nghìn tấn, trị giá 15,4 triệu USD, giảm 6,4% về lượng và giảm 10,1% về trị giá so với tháng 4/2024; tăng 2,6% về lượng nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 5/2023. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2024 đạt 1.625 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5/2023.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 46,2 nghìn tấn, trị giá 75,7 triệu USD, tăng 19,7% về lượng và tăng 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.639,4 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2023.
5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan, tuy nhiên lượng và trị giá xuất khẩu chè sang thị trường chủ lực là Pakistan vẫn trong xu hướng giảm đáng kể, đạt 11,7 nghìn tấn, trị giá 23,4 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 11,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Pakistan mặc dù là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, nhưng do nhiều rào cản, đặc biệt là thiếu thông tin thị trường, nên doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và khó có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan. Do đó, hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa có nhiều thuận lợi.
Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, xuất khẩu đạt 5.174 tấn, tương đương 8,46 triệu USD, giá 1.636 USD/tấn, tăng 6,3% về lượng, tăng 8,8% về trị giá và tăng 2,3% về giá so với cùng kỳ.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 3 của Việt Nam, đạt 4.661 tấn, tương đương 6,72 triệu USD, tăng 180,8% về lượng và tăng 63,5% về trị giá. Tuy nhiên, vì lượng tăng nhanh hơn kim ngạch nên giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này chỉ đạt 1.443,5 USD/tấn, giảm sâu 41,8% so với cùng kỳ.
Riêng tháng 5, nước tỷ dân đã nhập khẩu 1.586 tấn chè từ Việt Nam, tương đương 2,39 triệu USD, tăng tới 176% về lượng, tăng 115% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu sang các thị trường khác cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh như thị trường Indonesia, Hoa Kỳ, Malaysia, điều này góp phần thúc đẩy xuất khẩu chè tăng trưởng tích cực trong 5 tháng đầu năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe.
Đi cùng với nhu cầu tăng cao, sản phẩm chè cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống. Theo đó, chè cao cấp uống tại nhà, chè có lợi cho sức khoẻ, chè pha lạnh… được dự báo sẽ là những dòng sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.
Các chuyên gia cho rằng, với lợi thế về sản xuất, Việt Nam có những kho "vàng xanh” quý hiếm. Chè là mặt hàng Việt Nam có trữ lượng Top 5 thế giới. Cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người dân.
Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước, tiếp đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4%. Một số địa phương có diện tích chè lớn phải kể đến Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm Đồng,…
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư