Là thủ phủ sản xuất toàn cầu, Việt Nam thu về hơn 1 tỷ USD từ loại sản vật này: Mỹ, Trung, Ấn và 120 quốc gia liên tục chốt đơn
Việt Nam được mệnh danh là "thủ phủ" sản xuất và chiếm 60% thị phần xuất khẩu trên toàn cầu.
- 11-11-2024Reuters: 'Chuỗi cung ứng sẽ sắp xếp lại sau chiến thắng của ông Trump - Đông Nam Á, Việt Nam có thể hưởng lợi'
- 10-11-2024Đây chính là ‘mỏ vàng’ giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu hơn 16 tỷ USD kể từ đầu năm, hơn 100 quốc gia trên thế giới đã chốt đơn
- 08-11-2024Loại cây mọc khắp Việt Nam giúp mang về hơn nửa tỷ USD: Mỹ, Nhật Bản cực ưa chuộng, sản phẩm làm ra đứng top thế giới
Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế lớn và là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nước ta. Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua.
Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 120,2 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng đạt 6.284 USD/tấn giảm 28 USD và tiêu trắng đạt 8.029 USD/tấn tăng 191 USD.
Tính đến hết tháng 10/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 219.387 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 193.892 tấn, tiêu trắng đạt 25.495 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 48%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 10 tháng đạt 4.971 USD/tấn, tăng 1.528 USD và tiêu trắng đạt 6.626 USD/tấn, tăng 1.671 USD so với cùng kỳ năm 2023.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 62.553 tấn, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: UAE đạt 14.540 tấn, tăng 45,0%; Đức đạt 13.737 tấn, tăng 77,2%; Ấn Độ đạt 9.428 tấn, giảm 10,5% và Hà Lan đạt 9.295 tấn, tăng 41,2% so với cùng kỳ. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam đạt 9.252 tấn tuy nhiên so cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm đến 84%.
Olam Việt Nam là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất 10 tháng 2024 đạt 23.160 tấn, chiếm 10,6%. Tiếp theo là các doanh nghiệp như Phúc Sinh đạt 20.118 tấn, tăng 58,2%; Nedspice Việt Nam đạt 17.014 tấn, chiếm 7,8%, tăng 10%; Haprosimex JSC đạt 16.002 tấn, chiếm 7,3%, tăng 77,5% và Trân Châu đạt 14.031 tấn, chiếm 6,4% và giảm 0,8%...
Quý III/2024, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới duy trì ở mức cao, đặc biệt trong 2 tháng 8 và 9. Nguyên nhân được cho là nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tăng. Bước sang tháng 10/2024, giá hồ tiêu giảm do hoạt động bán tháo bởi nhu cầu thanh khoản.
Bên cạnh đó, nguồn cung hồ tiêu thế giới được bổ sung từ Brazil và Indonesia, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc thấp đã tác động đến giá hạt tiêu trên thị trường thế giới. Mặc dù giảm mạnh so với cuối tháng 9/2024, nhưng giá hạt tiêu tháng 10/2024 vẫn duy trì ở mức cao.
Dự báo trong ngắn hạn, giá hồ tiêu thế giới sẽ biến động theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, xu hướng giảm sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, dự báo các tháng cuối năm nay, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ không thuận lợi do nguồn cung nội địa thấp, nhu cầu từ Trung Quốc vẫn thấp.
Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu tiêu đã giành được mốc 1 tỷ USD chỉ sau 9 tháng, và có thể sẽ lập mốc kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với 1,3 tỷ USD khi kết thúc năm 2024.
Dự kiến sang đầu năm 2025, xuất khẩu hồ tiêu của nước ta sẽ thuận lợi nhờ nhu cầu mua từ thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, sau vụ thu hoạch gần nhất của Indonesia thì đến tận tháng 2/2025, nguồn cung hồ tiêu trên thế giới vẫn chưa có sự bổ sung đáng kể. Đây được cho là yếu tố thuận lợi khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch mới 2025.
Nhịp sống thị trường