MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi ròng của 12 ngân hàng niêm yết tăng gấp rưỡi trong quý 1

12-05-2018 - 14:17 PM | Tài chính - ngân hàng

SSI Retail Research cho rằng, tuy 51% là con số tăng trưởng rất ấn tượng của ngành ngân hàng nhưng động lực tạo ra tăng trưởng này lại đến từ một nhân tố không thực sự bền vững đó là chi phí.

Theo thống kê của Bộ phận phân tích SSI Retail Research thuộc Công ty chứng khoán SSI, lợi nhuận sau thuế Qúy 1/2018 của 12 ngân hàng niêm yết tăng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 36% trong năm 2017, trong đó có những ngân hàng đạt mức tăng gấp 2-3 lần như ACB, HDB, TPB và EIB. Cả các ngân hàng hàng đầu cũng đạt tăng trưởng ấn tượng như VCB tăng 58.7%. 

Các chuyên gia cho rằng, tuy 51% là con số tăng trưởng rất ấn tượng của ngành ngân hàng nhưng động lực tạo ra tăng trưởng này lại đến từ một nhân tố không thực sự bền vững đó là chi phí. 

Lãi ròng quý 1 của 12 ngân hàng niêm yết tăng 51% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Cụ thể, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng tăng 35% so với cùng kỳ trong khi tổng chi hoạt động (chưa gồm trích lập dự phòng) tăng chưa bằng một nửa với 15,7%. Một số ngân hàng có chênh lệch tăng thu và tăng chi cao là BID, HDB, TPB và EIB. Trong các năm trước, tăng trưởng chi hoạt động thường xấp xỉ bằng tăng tổng thu và vì vậy mức chênh lệch bất thường này khó có thể kéo dài. 

Một yếu tố cũng cần lưu ý trong kết quả kinh doanh ngành ngân hàng là tăng trưởng các nguồn thu từ kinh doanh chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần đều rất cao. Đây là kết quả của việc lợi tức trái phiếu giảm thấp và thị trường chứng khoán tăng điểm trong quý 1. Tuy nhiên với xu hướng lãi suất tăng lại trong quý 2 và TTCK giảm sâu, các nguồn thu này sẽ khó duy trì được đà tăng cao trong phần còn lại của năm.

Hai nguồn thu chính của các ngân hàng là thu từ lãi ( tăng 26%) và phí dịch vụ ( tăng 30%) vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được kỳ vọng sẽ giảm bớt trong năm 2018 nhưng thực tế tăng rất cao, tăng 50%, chủ yếu do BID tăng 156% và VPB tăng 57%. Chi phí dự phòng của VCB tăng thấp với 6.9% còn ACB, TPB giảm so với cùng kỳ. ·

Với KQKD quý 1 như trên, nhiều khả năng các quý còn lại mức tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ quay trở lại quỹ đạo 20%-30%, đây vẫn là mức tăng trưởng cao, giúp kéo tăng trưởng tổng lợi nhuận chung toàn thị trường.

Hải Vân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên