MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi suất giảm có khiến kinh tế Việt Nam rơi vào 'bẫy thanh khoản' hậu Covid-19?

Lãi suất giảm có khiến kinh tế Việt Nam rơi vào 'bẫy thanh khoản' hậu Covid-19?

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào khi các nguồn lực mới có thể xuất hiện trên thị trường. Từ đó, mặt bằng lãi suất có thể giảm nhẹ trong tháng tiếp theo.

Cuối tháng 8 vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất tiền gửi. Cụ thể, ngân hàng Sacombank đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới giảm khoảng 0,2-0,4%/năm ở nhiều kỳ hạn. Đối với kỳ hạn 12 tháng, người dân khó có thể tìm  được một ngân hàng lớn có lãi suất từ 6%/năm trở lên. 

Trong khi đó, chỉ cách đây 2 năm, mức lãi suất 7-7,5%/năm rất phổ biến. Còn hiện tại, với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất tại TPBank là 6,15%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. 

Lãi suất huy động giảm tại các ngân hàng trong bối cảnh vài tháng trở lại đây, thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa. Trong tháng 7 và tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng vào hệ thống thông qua đáo hạn các hợp đồng bán ngoại tệ.

Việc lãi suất liên tục giảm trong vài tháng gần đây rất có thể dẫn đến hiện tượng “bẫy thanh khoản” về sau. Bẫy thanh khoản là hiện tượng khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do lãi suất thấp kết hợp với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm hơn là đầu tư vào trái phiếu có lợi suất cao hơn hoặc các khoản đầu tư khác.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, người dân đã gửi ròng thêm hơn 150.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2021. Con số này tăng trưởng 2,94% so với đầu năm  lên mức hơn 5,3 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng tiền gửi dân cư thấp nhất so với cùng kỳ trong lịch sử dữ liệu thống kê từ năm 2012 đến nay.

Không chỉ dừng lại ở mức tiết kiệm thấp, sức mua tiêu dùng của Việt Nam cũng liên tục giảm. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.044,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Bẫy thanh khoản không giới hạn ở việc giảm đầu tư ở trái phiếu mà còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như sức mua tiêu dùng. Việc hạn chế chi tiêu và ít gửi tiết kiệm vào ngân hàng đang cho thấy một bộ phận người dân có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. 

Tín hiệu tích cực từ các kênh đầu tư sinh lời khác

Tuy nhiên, thị trường đầu tư khác của Việt Nam lại đang có những dấu hiệu hết sức khả quan. Thị trường chứng khoán, trái phiếu trong 6 tháng đầu năm ghi nhận những con số tăng trưởng vượt bậc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 22.428 tỷ đồng/phiên, tăng 302,3% so với cùng kỳ.

Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 11.622 tỷ đồng/phiên, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Hơn nữa, khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 24.041 tỷ đồng/ phiên, tăng 90,9% so với cùng kỳ. 

Điều này chứng tỏ xu hướng dịch chuyển đầu tư tiền gửi của người dân đã và đang dần chuyển sang các kênh khác như chứng khoán, trái phiếu. Vậy, người dân đang không hạn chế đầu tư vào các kênh sinh lời khác, yếu tố thứ 2 có thể dẫn đến “bẫy thanh khoản”. 

Đặng Sơn

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên