MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi suất thấp đang giáng tai hoạ lên đầu người nghèo

01-09-2019 - 15:07 PM | Tài chính quốc tế

Giờ đây, các hộ gia đình nghèo không thể trông mong vào tiền tiết kiệm.

Khi các ngân hàng trung ương để lãi suất giảm hoặc tiệm cận mức 0, chắc chắn sẽ có người "bại trận". Theo lý thuyết chính sách tiền tệ, các ngân hàng đoán các hộ gia đình sẽ vay nhiều hơn với mức lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, "lãi suất thấp hơn để vay dài hạn hơn" sẽ cản trở nền kinh tế hồi phục bởi tình trạng này sẽ khiến nền kinh tế mất cân bằng nghiêm trọng hơn.

Điều này đặc biệt đúng tại Mỹ. Nhiều gia đình Mỹ vốn đang thắt lưng buộc bụng với mức nợ cao hơn nhiều khả năng hoàn trả của họ. Lãi suất thấp sẽ chỉ tạo thêm khó khăn cho những người chỉ có một khoản dành dụm nhỏ với mong muốn nhận được lãi suất để trang trải cho cuộc sống ở hiện tại và bảo đảm cuộc sống sau khi nghỉ hưu sau này.

Lãi suất thấp gây khó khăn cho những hộ gia đình nghèo, và lãi suất âm còn khắc nghiệt hơn. Một phép tính toán đơn giản những điều xảy ra với các tài khoản tiết kiệm nhỏ cho thấy vì sao chính sách tiền tệ hậu khủng hoảng lại khiến tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng hơn.

Giả sử bạn gửi tiết kiệm 2.000 USD/năm trong vòng 20 năm với lãi suất gộp 5%. Sau hai thập kỷ, bạn sẽ nhận được 69.438 USD trên danh nghĩa. Trên thực tế (đã tính lạm phát), bạn chỉ nhận được 49.598 USD với mức lạm phát giả định hàng năm là 2%. Như vậy, khoản tiền 40.000 USD giúp bạn kiếm được khoản tiền 9.598 USD hộ thân khi lạm phát, tương đương 24%.

Vậy giả sử vẫn là 2.000 USD/năm trong 20 năm với mức lạm phát 2%, nhưng bạn chỉ nhận được lãi suất tối đa 0,5% do khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Thay vì 69.438 USD, bạn chỉ nhận được 42.168 USD trên danh nghĩa và 30.120 USD trên thực tế. Như vậy, bạn mất đi 25% số tiền đã gửi. Nếu là lãi suất âm, ví dụ -0,5%, thì bạn sẽ mất 29% khoản tiền đã tiết kiệm.

Với lãi suất siêu thấp, hầu hết các hộ gia đình sẽ không thể tích luỹ tài sản dù họ tiết kiệm được bao nhiêu. Thay vào đó, họ nên tiêu số tiền đó.

Hệ quả tai hại này vẫn có thể chấp nhận được nếu lãi suất giảm có thể thúc đẩy tăng trưởng dẫn đến tăng lương thực tế. Tuy nhiên, mức lương của giai cấp trung lưu tại Mỹ hiện nay không cao hơn mức lương năm 2001 khi tính đến cả lạm phát. Thu nhập hộ gia đình có thể tăng nhưng lý do chủ yếu là bởi có nhiều người làm việc kiếm tiền và làm thêm.

Tại Mỹ, chỉ có một phần ba người làm việc với khối lượng dưới mức mong đợi. Nhưng không ai có thể biết được hai phần ba dân số còn lại đã phải làm việc vất vả đến nhường nào để đủ sống. Tuy nhiên, một điều rõ ràng là hầu hết người Mỹ nợ nhiều hơn có. Lãi suất giảm nhẹ có thể giúp họ xoay xở các khoản nợ phần nào dễ dàng hơn, tuy nhiên, khi khoản nợ vẫn còn tồn tại, thì nền kinh tế vẫn còn bất ổn, và mức lãi suất giảm trên chỉ làm tình hình thêm nghiêm trọng.

Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác, chính sách hậu khủng hoảng độc đáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được quyết định dựa trên một giả định quen thuộc: nếu lãi suất thấp thúc đẩy tăng trưởng, thì lãi suất siêu thấp, hoặc thậm chí là lãi suất âm, còn thúc đẩy tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, lý thuyết này được đưa ra sau thế chiến thứ hai, khi tầng lớp trung lưu Mỹ mạnh có khả năng vay khi lãi suất giảm và phân bố khoản vay cho những mục tiêu tiêu dùng lâu bền, đem lại lợi ích dài hạn nhằm ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó, người Mỹ có tài chính đủ để ứng phó khi lãi suất giảm. Cụ thể, họ sẽ vay thêm một khoản để mua xe hoặc mua nhà, giúp kích cầu, tăng việc làm và thịnh vượng chung.

Hiện nay, với tầng lớp trung lưu "rỗng túi" và đội ngũ lao động tay nghề thấp không thể chuyển việc, Fed đảm bảo tăng trưởng khi giảm lãi suất.

Fed tin rằng động thái cắt giảm lãi suất mới đây là "hợp đồng bảo hiểm" cho chính mình. Tuy nhiên, theo Tổng thống Donald Trump, giảm lãi suất không thể đảm bảo loại bỏ rủi ro chính trị, và cũng không thể giảm thiểu biến động thị trường và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Và cuối cùng, rõ ràng thống đốc Jay Powell đã không hề "mua" bất kỳ sự bảo đảm nào cho tình trạng mất cân bằng cũng như các rủi ro vĩ mô, tài chính và chính trị. Thay vào đó, khi giảm lãi suất, Fed đã đánh cược rằng mình có thể tìm ra cách bình thường hoá chính sách hoặc đưa ra một giải pháp thay thế tốt hơn. Tuy nhiên, lần này, thời gian không ủng hộ Fed.

Quỳnh Mai

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên