Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?
Các ngân hàng tư nhân đồng loạt giảm lãi suất cho vay với kỳ hạn trên 6 tháng từ 10 đến 30 điểm cơ bản.Thanh khoản thị trường 2 dồi dào với lãi suất liên ngân hàng thấp. SHB vẫn duy trì lãi suất 9,2%/năm, cao nhất trong nhóm ngân hàng tại kỳ hạn 13 tháng với điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng - con số này cũng là cơ sở để tính lãi suất cho vay.
- 20-06-2020Giữa tháng 6, mặt bằng lãi suất cho vay thế nào?
- 18-06-2020Lãi suất liên ngân hàng chuẩn bị bật tăng trở lại?
- 17-06-2020Xóa sổ băng nhóm cho vay với lãi suất "cắt cổ"
Tính đến tháng 6, SHB vẫn duy trì lãi suất tiền gửi cao nhất trong hệ thống ở 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng nhưng kèm điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng công bố lãi suất 12 tháng và 6 tháng với điều kiện tương tự lần lượt là 8,9% và 7,8%/năm, cùng điều kiện. Con số này cao hơn 1,2-2,3 điểm phần trăm so với mức lãi suất cùng kỳ hạn nhưng giá trị tiền gửi dưới 500 tỷ đồng tại SHB. Theo tìm hiểu của Người Đồng Hành, lãi suất cao nhất 13 tháng đang được SHB làm cơ sở để tính lãi suất cho vay.
Ngoài SHB, một số ngân hàng cũng có chính sách tương tự, với cùng điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng và kỳ hạn 13 tháng như Viet Capital Bank công bố lãi suất 8,5%/năm, và ABBank là 8,3%/năm.
Trong khi đó, tại Eximbank, ở kỳ hạn 13 tháng và tiền gửi trên 100 tỷ đồng, với khách hàng mở mới tài khoản sẽ được hưởng lãi suất 8,4%. Bên cạnh đó, với kỳ hạn 24 tháng, khách hàng cũng có thể hưởng lãi suất 8,4% nếu tiền gửi trên 500 tỷ đồng, 8,2% với tiền gửi 300-500 tỷ đồng và 8% với 200-300 tỷ đồng. NCB cũng ghi nhận lãi suất 8-8,1% với kỳ hạn 12-36 tháng và không có điều kiện.
Các ngân hàng trên cũng là những đơn vị còn giữ lãi suất hơn 8% trên thị trường, trong khi phần lớn dao động 5,5-7,9%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. So với trước, lãi suất này đã giảm tương đối.
Đồng loạt hạ lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng
ACB công bố lãi suất từ 17/6 giảm 10-40 điểm cơ bản với kỳ hạn trên 6 tháng. Đơn cử, lãi suất 6 tháng giảm 40 điểm cơ bản hạ từ 6,3-6,6% xuống 5,9-6,2%, tùy từng giá trị tiền gửi. Lãi suất 9-12 tháng giảm 10 điểm cơ bản, các kỳ hạn trên 12 tháng giảm 5 điểm cơ bản.
Tương tự tại Sacombank, lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng giảm 5-15 điểm cơ bản, dao động 4,1-4,25%/năm. Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất giảm từ 6,2% xuống 6%, kỳ hạn 12 tháng hạ từ 6,8% xuống 6,7%, các kỳ hạn 15-36 tháng giảm 40-60 điểm cơ bản xuống còn 6,7-7%/năm.
VPBank cũng lãi suất tất cả kỳ hạn trên trung và dài. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 6 -11 tháng giảm 20-35 điểm cơ bản xuống 6,2-6,6% với giá trị tiền gửi dưới 10 tỷ đồng. Những khoản tiền gửi trên 10 tỷ đồng, hưởng lãi suất tăng 20 điểm cơ bản ở mức 6,8%.
Các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi trên 6 tháng trong bối cảnh thanh khoản liên ngân hàng dồi dào. Ảnh: L.Hương.
Tương tự với lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 20 điểm cơ bản về 6,4-6,6% với tiền gửi dưới 10 tỷ đồng và tăng 35-45 điểm cơ bản với tiền gửi trên 10 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi suất trên 12 tháng với các khoản tiền gửi dưới 3 tỷ đồng giảm 20 điểm bản và các khoản tiền gửi lớn hơn con số trên tăng 10-20 điểm cơ bản.
Tại TPBank, lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng tháng giảm 20-30 điểm cơ bản về 6,1-7,3%. LienVietPostBank giảm lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng 30 điểm cơ bản xuống 6,5%. Một số ngân hàng khác cũng có diễn biến tương tự như NamABank, OCB…
Các ngân hàng quốc doanh gần như không có sự thay đổi về mặt bằng lãi suất tiền gửi, thấp nhất trong ngành. Lãi suất 12 tháng Vietcombank, BIDV, Agribank ở mức 6,5%/năm, trong khi VietinBank là 6,8%.
Thanh khoản liên ngân hàng dồi dào
Trong 2 tháng gần đây, NHNN gần như không thực hiện các giao dịch mới trên thị trường mở, tiền đồng được bơm ra thông qua lượng tín phiếu liên tục đáo hạn. Tuần qua 2.000 tỷ đồng cuối cùng (trong số 147.000 tỷ đồng tín phiếu 91 ngày phát hành trong quý I đã đáo hạn hết, bơm ra thị trường mở.
Lãi suất tiếp tục giảm trên liên ngân hàng, chốt tuần trước ở mức 0,375%/năm, giảm 5 điểm cơ bản với kỳ hạn qua đêm và 0,5%/năm, giả, 10 điểm cơ bản với kỳ hạn 1 tuần.
Các ngân hàng thương mại đã có một đợt giảm lãi suất 20-40 điểm cơ bản trong tuần đầu tháng 6 và tiếp tục giảm trong tuần thứ 3 của tháng. Từ đầu năm, lãi suất đã giảm 60-120 điểm cơ bản.
Lãi suất liên ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất 4 năm kết hợp với thanh khoản dồi dào là động lực để các ngân hàng hạ lãi suất huy động. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết sẽ tận dụng tối đa dòng vốn trên liên ngân hàng để giảm chi phí vốn.
Tuy nhiên, nếu phụ thuộc dòng vốn liên ngân hàng để cho vay trên thị trường 1, ngân hàng sẽ đối mặt rủi ro thanh khoản. Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, nguồn vốn tại thị trường 2 rất ngắn hạn, do đó tiềm ẩn rủi ro về chênh lệch kỳ hạn nếu cho vay trên thị trường 1. Các ngân hàng cần hạn chế thực hiện hoạt động này, nhất là với những khoản cho vay trung và dài hạn tại thị trường dân cư, doanh nghiệp.
Người đồng hành