Lạm dụng kháng sinh cực mạnh tăng kỷ lục ở châu Âu
Các chuyên gia ngày càng lo ngại rằng lạm dụng kháng sinh ở các nông trại sẽ gây hại cho sức khỏe con người bởi nó tạo điều kiện cho sự phát triển của loại vi khuẩn đề kháng với cả những loại thuốc mạnh nhất.
- 29-09-2016Thay đổi kiểm soát dư lượng kháng sinh thủy sản xuất khẩu Nhật Bản
- 23-09-2016Nguyên liệu kháng sinh thú y vẫn tung hoành
- 22-09-201610 lý do kháng thuốc kháng sinh đáng sợ ngay từ bây giờ
Báo cáo mới đây của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) cảnh báo việc sử dụng một số loại kháng sinh thuộc loại mạnh nhất - vốn dùng để điều trị các loại nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng - đang tăng cao kỷ lục trong những nông trại khắp châu Âu, bất chấp việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh những loại thuốc này chỉ được dùng trong các trường hợp bệnh nặng nhất.
Trước đó, điều tra của báo The Guardian (Anh) đã phát hiện siêu vi khuẩn MRSA có mặt trong các sản phẩm thịt do Anh sản xuất cũng như trong thịt nhập khẩu bán tại nhiều siêu thị ở nước này. MRSA bị giết chết trong quá trình nấu nướng nhưng nếu lưu trữ và chế biến thiếu vệ sinh, siêu vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng cho người ăn.
Báo cáo mới nhất của EMA (thu thập dữ liệu từ các nước thành viên Liên minh châu Âu năm 2014) cho thấy doanh số bán của dòng thuốc kháng sinh fluoroquinolone - được sử dụng điều trị các căn bệnh nguy hiểm gồm viêm phổi và nhiễm trùng phổi… - tăng từ mức 141 tấn vào năm 2013 lên 172 tấn năm 2014. Doanh số bán kháng sinh macrolide cũng tăng từ 59 tấn lên 67 tấn trong cùng thời gian. Theo báo The Guardian ngày 17-10, doanh số thuốc kháng sinh colistin, vốn được xem là giải pháp cuối cùng đối với các bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng, cũng tăng lên.
Các chuyên gia ngày càng lo ngại rằng lạm dụng kháng sinh ở các nông trại sẽ gây hại cho sức khỏe con người bởi nó tạo điều kiện cho sự phát triển của loại vi khuẩn đề kháng với cả những loại thuốc mạnh nhất. Bà Dame Sally Davies, người đứng đầu Tổ chức Y tế công cộng Anh (PHE), thậm chí gọi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là “nguy cơ tận thế”. Bà Davies cảnh báo trong vòng chưa đầy 20 năm nữa, các ca mổ đơn giản - như thay hông - cũng trở nên nguy hiểm bởi bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng không chữa nổi.
Người lao động