MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm gì để biết có rơi vào diện hoãn xuất cảnh do nợ thuế?

Trong bối cảnh pháp luật thuế tại Việt Nam có nhiều thay đổi, việc tìm hiểu thấu đáo, tuân thủ các quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro, mà còn bảo đảm kinh doanh bền vững.

Làm gì để biết có rơi vào diện hoãn xuất cảnh do nợ thuế?- Ảnh 1.

Doanh nghiệp tham dự tọa đàm "Doanh nhân và Kế hoạch phòng tránh rủi ro về thuế".

Ngày 4-10, tại TP HCM, Hội Tư vấn và Đại lý Thuế TP HCM (HTCAA) và Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Doanh nhân và Kế hoạch phòng tránh rủi ro về thuế".

Tại buổi tọa đàm, những rủi ro được đặt ra là lãnh đạo công ty bị tạm hoãn xuất cảnh, doanh nghiệp tiếp nhận hóa đơn từ các công ty "ma", việc hoàn thuế thiếu đồng thuận với cán bộ thuế…

Để hạn chế rủi ro, các chuyên gia tài chính đến từ HTCAA khuyến nghị doanh nghiệp cần tìm hiểu thấu đáo và tuân thủ pháp luật về thuế, đồng thời xây dựng các quy trình kiểm soát hóa đơn,… tuyệt đối không mua, bán hóa đơn và sử dụng hóa đơn không hợp pháp…

Riêng việc hoàn thuế, các khoản hoàn thuế nào mà doanh nghiệp và cán bộ thuế chưa thống nhất thì nên gác lại, nếu không sẽ bị kéo dài, dẫn đến rủi ro về tài chính. Sau đó, doanh nghiệp có thể khiếu nại cơ quan thuế giải quyết những vấn đề đang vướng mắc.

Trường hợp doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn, cơ quan thuế sẽ đề nghị cơ quan chức năng tạm hoãn xuất cảnh người diện pháp luật (thường là chủ doanh nghiệp). Nếu doanh nghiệp đó có 2 người đại diện pháp luật thì cả 2 đều bị bị cơ quan thuế đề nghị tạm hoãn xuất cảnh.

Theo ông Nguyễn Văn Được – Trưởng Ban Chính sách HTCAA, đề nghị tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật, là một trong những biện pháp cưỡng chế mà ngành thuế đang thực hiện đối với doanh nghiệp nợ thuế.

Cụ thể, trước khi người đại diện pháp luật bị tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu nợ thuế của doanh nghiệp, gửi văn bản cho cơ quan xuất nhập cảnh và người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Theo đó, cơ quan xuất nhập cảnh thực hiện tạm hoãn xuất cảnh ngay trong ngày tiếp nhận văn bản của ngành thuế và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan này. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp chưa nộp, cơ quan thuế tiếp tục gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và thông báo cho người nộp thuế biết.

"Có thể ví một lí do nào đó mà doanh nghiệp lẫn người đại diện pháp luật không nhận được thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh, dẫn đến bị "sốc". Vì thế, để kiểm soát tình trạng này và sớm hoàn thành việc nộp ngân sách, doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng thuế trên hệ thống Etax, tra cứu thông báo về xuất cảnh trên trang điện tử của Tổng Cục Thuế, cập nhật đầy đủ địa chỉ nhận thông báo thuế và email, số điện thoại…" - ông Được nói.

Theo Thy Thơ

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên