MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm giả sao kê có thể bị phạt như đưa tin giả, chiếm đoạt tiền từ thiện thậm chí bị xử lý hình sự

13-09-2024 - 14:25 PM | Kinh tế số

Mới đây, Ban Vận động cứu trợ Trung ương cũng đã đăng tải cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ. Đặc biệt, sau khi đăng tải danh sách cộng đồng mạng đã phát hiện ra một số cá nhân làm giả tin nhắn chuyển tiền, làm giả ảnh chụp màn hình về số tiền từ thiện.

Làm giả sao kê có thể bị phạt như đưa tin giả, chiếm đoạt tiền từ thiện thậm chí bị xử lý hình sự- Ảnh 1.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương. Tính đến 17h00 ngày 12/9/2024, số tiền các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 527,8 tỷ đồng.

Mới đây, Ban Vận động cứu trợ Trung ương cũng đã đăng tải cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ qua số tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024.

Làm giả sao kê có thể bị phạt như đưa tin giả, chiếm đoạt tiền từ thiện thậm chí bị xử lý hình sự- Ảnh 2.

Đặc biệt, sau khi đăng tải danh sách cộng đồng mạng đã phát hiện ra một số cá nhân làm giả tin nhắn chuyển tiền, làm giả ảnh chụp màn hình về số tiền từ thiện.

Có những trường hợp kêu gọi chuyển tiền từ thiện nhưng lại không chuyển đúng số tiền được nhận. Đây có thể được xem là dấu hiệu ăn chặn tiền từ thiện của một số cá nhân, tập thể, tổ chức.

Theo đó, về việc làm giả sao kê chuyển tiền rồi đăng công khai lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như tội đưa thông tin sai sự thật.

Làm giả sao kê có thể bị phạt như đưa tin giả, chiếm đoạt tiền từ thiện thậm chí bị xử lý hình sự- Ảnh 3.

Cụ thể, theo quy định, tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

“Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Thường mức phạt sẽ ở mức trung bình của khung hình phạt là 7,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối để bỏ trốn hoặc chiếm đoạt tài sản đó.

Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.

Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 12 năm.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng , bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Anh Tuấn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên