Làm ngân hàng nhưng hai mảng màu đối lập: Kẻ lương 50 triệu, người thấp không tưởng
Mức lương phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng nước ngoài hay trong nước.
- 01-03-2022Tăng trưởng tiền gửi của dân vào ngân hàng chỉ bằng 1/3 trước dịch
- 01-03-2022Bitcoin tăng 14%, rúp Nga mất 30%, vàng và đô tăng mạnh, cổ phiếu ngân hàng từ Mỹ tới châu Âu lao dốc
- 28-02-2022Không quen biết, tự thi tuyển vào ngân hàng Big4, cuối cùng tôi cũng sắp không thể trụ nổi vì không phải COCC?
Mới đây, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố những ngành kinh tế có thu nhập bình quân lao động cao nhất là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 9,608 triệu đồng/người/tháng. Mức thấp nhất là của ngành nông, lâm, thủy sản (khoảng 4,3 triệu đồng).
Đứng thứ hai là ngành thông tin và truyền thông với 9,538 triệu đồng/người/tháng. Đứng thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản với 9,071 triệu đồng/người/tháng. Nhóm "Nhà lãnh đạo" và "Chuyên môn kỹ thuật bậc cao" có mức thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao nhất, tương ứng là 10,5 triệu đồng và 8,8 triệu đồng.
Thực tế mức lương của các nhân viên nhóm ngành ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngân hàng trong nước hay vốn nước ngoài, vị trí làm việc, kinh nghiệm, khả năng kiếm ra tiền cho chi nhánh/ phòng giao dịch...
Lương 8-10 triệu đồng, vay ưu đãi làm thêm chuyện khác
Trao đổi với anh Đạt, nhân viên tín dụng tại một phòng giao dịch quận Phú Nhuận (TP HCM) của một ngân hàng Việt Nam, người này cho hay mức lương của nhân viên nhân viên tín dụng, huy động, giao dịch viên vốn có hai khoản là lương cơ bản và lương kinh doanh. Trong đó, "lương cơ bản thì cũng giống các bạn làm việc tại văn phòng, khoảng từ 8-10 triệu/tháng. Mức lương này được phân bổ theo từng bậc khác nhau", anh nói. Khoản lương này được tính để đóng bảo hiểm và các khoản khác theo quy định pháp luật.
Còn lương kinh doanh thì tùy vào mỗi người và bộ phận sẽ có điều chỉnh khác nhau. Mức thu nhập có thể không giới hạn, đạt tới mốc nào thì hưởng thu nhập theo mốc đó. "Nhiều người làm có thể đạt đến tổng thu nhập là 50 triệu/tháng", anh Đạt chia sẻ. Tuy nhiên, nếu 3 tháng không làm được việc sẽ bị sa thải.
Anh Đạt cũng đề cập đến loại hợp đồng mà nhân viên có thể ký với bên thứ ba thay vì , ký với ngân hàng. Nhóm nhân sự này sẽ có quyền lợi về lương cơ bản ít hơn, khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, người này không tiết lộ mức hoa hồng khi ký với nhóm thứ ba bởi với anh, "hoa hồng là khoản gối đầu, đến 3-6 tháng mới nhận được tiền". Thậm chí các nhân viên đều chỉ sống bằng lương cơ bản, một số nơi còn duy trì tình trạng "giam lương kinh doanh".
Dù mức thu nhập có thể cao hơn một số ngành nhưng đặc thù nhóm ngân hàng như anh Đạt phải chung chi cho các đối tác với mục tiêu mang lợi nhuận về. "Chúng tôi có thể chia lại cho đại diện của công ty đối tác 0,5-1% doanh thu. Đây là hành động cắt máu vì ngân hàng không có khoản này, chúng tôi phải tự lấy thu nhập mình chi ra để giữ mối quan hệ", anh nói thêm.
Với mức lương như vậy, anh Đạt khẳng định "không thể đủ tiền mua nhà, đa số đều sống bằng nghề khác". Đối với nhân viên ngân hàng, họ được hưởng lãi suất ưu đãi cho gói vay nhân viên (staff loan), có thể chỉ từ 5%/năm, ngay cả hạn mức được cấp cũng ưu đãi hơn so với khách ngoài.
"Vì làm ngân hàng nên có thể chúng tôi xoay xở dòng tiền tốt nên thu nhập mới khá được. Dùng tiền vay ưu đãi làm đòn bẩy tài chính để mua bất động sản, rồi dùng chính bất động sản đó để tái vay ngân hàng, hay tạo ra dòng tiền mới cho đầu tư chứng khoán chẳng hạn".
Cùng làm trong lĩnh vực ngân hàng nhưng mức lương có thể cách rất xa nhau. Ảnh minh họa: Onlinebank.
Lương 50 triệu/tháng, sống an nhàn
Trong khi đó, ở một bức tranh khác, anh Linh, nhân viên khối khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng quốc tế có văn phòng tại TP HCM, đang hưởng mức lương 50 triệu đồng/tháng. Mức này thậm chí còn cao hơn mức lương của sếp anh Đạt.
Theo chia sẻ của anh Linh, mức lương tại ngân hàng của anh chia theo chức vụ, lương cao thấp do vị trí kinh nghiệm. Nếu ai đạt được KPI thì sẽ có khoản thưởng. "Nhân viên bên mình phân bổ lương theo thang chức vụ, có thể bạn lương cao nhưng lại không quản lý ai bên dưới. Chỉ cần tuân thủ mô tả công việc", anh Linh cho hay.
Dù mức lương cao như vậy, anh vẫn phải đi kiếm khách hàng như các nhân viên ngân hàng ở nhóm trong nước. "Công thức lương của tụi mình rất tốt, quyền lợi của nhân viên được đặt lên cao. Ngân hàng còn có khoản chi riêng cho việc tiếp khách, quan hệ theo quy định chung nên anh không phải mất tiền cá nhân", anh Linh nói về công thức lương.
Tuy nhiên, việc mức lương cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và lương ở nơi làm việc trước đó. Theo anh Linh, cũng vị trí giống anh nhưng có người chỉ nhận lương 20 triệu/tháng do kinh nghiệm ít hơn và khả năng thỏa thuận lương ban đầu. "Tiếng Anh là yếu tố tiên quyết để vào ngân hàng ngoại vì ngay vòng phỏng vấn đã phải trả lời bằng tiếng Anh. Ngân hàng trong nước thì không cần", anh nói tiếp.
Mức lương còn chịu thêm yếu tố liên quan đến khối kinh doanh. Khối doanh nghiệp thường cao hơn bán lẻ. Nếu bộ phận bán lẻ, lương nhân viên tầm 14 triệu đồng/tháng, sếp chỉ 22 triệu/tháng.
Doanh nghiệp và tiếp thị